Đình Diệm, vị Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa.
Triều đại nhà Nguyễn bắt đầu kể từ khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802
cho đến khi chấm dứt dưới triều Bảo Đại năm 1945, đã trải qua 10 đời vua,
mà gác qua một bên tội ác đã “rước voi về giày mả tổ” thì nhà Nguyễn vẫn
có nhiều vị vua đã có công tô điểm vàng son cho lịch sử nước nhà.
Trước hết tôi xin sơ lược về vua Gia Long, vị vua sáng lập ra triều Nguyễn,
qua cái nhìn của nhà viết sử Phạm Văn Sơn:
Ở vua Gia Long, từ con người quân nhân đến con người chính trị có nhiều
điểm đặc biệt khiến ta phải coi vua Gia Long cũng là một nhân vật kỳ liệt
của lịch sử trên nhiều phương diện. Nhân vật này có nhiều điều hay mà
cũng có nhiều điều dở.
Chiếu theo cội rễ thì Gia Long thuộc về một dòng họ có nhiều danh tướng,
giàu mưu cơ, đảm lược, nhẫn nại, cần cù, thông minh, trác lạc, nhờ vậy mà
trong thời trung suy, Nguyễn Ánh mới 17 tuổi đã cầm đầu được binh tướng,
nắm vững được lòng dân, bốn phen vinh nhục ở đất Gia Định, nhiều lần
xiêu bạt ngoài khơi, trôi giạt cả vào đất Xiêm, nương nhờ triều đình Vọng
Các, có lúc phải hy sinh cả tính mạng (diệt trừ giặc Miên và Mã Lai cho
Xiêm La) để mua chuộc thiện cảm của người hòng có chỗ nương thân. Trên
20 năm ròng, vua Gia Long xông xáo khắp các chiến trường, từ vùng Đồng
Nai ra Thuận Hóa, vượt biển trèo non trong vùng khói lửa mịt mùng mà vẫn
không bao giờ lui bước, con người ấy thật đáng là một chiến sĩ. Trước điểm
này ta không thể không vỗ tay khen ngợi Thế Tổ nhà Nguyễn.
Về chính trị, khi sức cùng lực tận, Gia Long đã cho giám mục Bá Đa Lộc
đem con mình là Hoàng tử Cảnh đi cầu cứu với nước Pháp và luôn luôn
giao thiệp khéo léo với các lân bang để lấy ngoại viện, nhờ đó mà chẳng
những người Âu Châu mà cả các quân Xiêm, Miên, Lào thường qua lại
đánh Tây Sơn giúp mình. Ngoại giao đến thế là khéo léo tuy rằng mang
người ngoài về đánh anh em trong nhà là làm một hành động không đẹp so
với việc 12 Sứ quân trên tám thế kỷ về trước. Nhưng đến khi sự nghiệp đã
thành, ngôi quốc chủ đã vững, Gia Long thay đổi luôn thái độ, lên tiếng kẻ
cả với Xiêm, đặt Miên, Lào vào vòng lệ thuộc. Tiến thoái kinh quyền đến
thế quả thật là mau lẹ, quỉ quyệt… Tuy vậy, vua Gia Long cũng có một ít sở