đều chọn binh nghiệp làm lẽ sống thì Quảng Bình cũng có người làm đến
Đại tướng hay Bộ trưởng như ông Võ Nguyên Giáp chẳng hạn, tạo ra những
chiến công hiển hách trong quân sử nước nhà. Quảng Bình cũng còn nằm
trong bộ phận đại quần chúng để cung cấp cho dân tộc những nghệ sĩ biết
rung động với thiên nhiên và thời đại, những kỹ thuật gia biết vận dụng
năng lực sáng tạo để khắc phục khó khăn.
Lật trang sử cũ, ta thấy Quảng Bình quả thật là quê hương địa linh nhân
kiệt, vùng đất vốn chật hẹp, nghèo nàn mà núi sông lại hùng vĩ, phong cảnh
lại hữu tình, sản xuất không biết bao nhiêu là văn tài, võ tướng, hào kiệt,
trượng phu, tô điểm vàng son cho lịch sử nước nhà. Nhưng rồi như cổ nhân
đã dạy dân có vận, nước có tuần, đến giữa thế kỷ 20, chính những người con
dân Quảng Bình lại là những người chủ trương gây cảnh huynh đệ tương
tàn, chiến tranh suốt 30 năm trời, quê hương núi xương sông máu, mà tiêu
biểu rõ ràng nhất là hai nhân vật Ngô Đình Diệm và Võ Nguyên Giáp.
Ý nghĩa lịch sử đích thực của cuộc chiến tranh đó nhìn bằng con mắt của 50
triệu người dân Việt và đặt nó nằm trong dòng sinh mệnh gần 5000 năm
ngút ngàn của tổ quốc Việt Nam thì chỉ là một cuộc chiến huynh đệ tương
tàn. Vì dù có nhân danh bất kỳ một chủ nghĩa nào (Cộng sản hay Tư bản),
dù có biện minh bằng một nguyên ủy nào (Giải phóng hay Tự do), thì rõ
ràng chính máu xương của người Việt đã đổ ra, chính người Việt này đã giết
người Việt kia không bằng sự tỉnh táo và tự do của một con người Việt bình
thường mà ước vọng về cuộc sống thì thật là giản dị. Người Việt đã không
phát kiến ra những hệ ý thức để mâu thuẫn nhau, lại càng không phát minh
ra những vũ khí để tiêu diệt nhau. Đi tìm nguồn gốc lịch sử sâu xa của cuộc
chiến Quốc Cộng là phải đi xa hơn nữa vào chiều dài của lịch sử, kể từ lúc
ngọn gió dữ phương Tây quái ác cuộn vào đất nước làm bật tung cây cổ thụ
văn hóa của dân tộc, cây cổ thụ đã được vun trồng bởi Quốc Tổ Hùng
Vương, và được tưới bằng máu của biết bao anh hùng liệt nữ trải dài gần
5000 năm văn hiến, và cây cổ thụ đã một thời xanh tốt vững chãi bằng đất
lành khí mát của nền Tam giáo đồng nguyên.
Năm 1558, khi Nguyễn Hoàng được phép anh rể là Trịnh Kiểm vào Nam
trấn nhậm, ông ra đi mang theo cái mộng trả thù cho cha anh và cái chí mưu