Drapier, đã tôn vinh cuộc hôn nhân Bảo Đại - Nguyễn Thị Lan trong cuốn
Lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam. Trong bài đề tựa cuốn sách, sau khi ca
ngợi sự bành trướng của đạo Công giáo La Mã trên mảnh đất thuộc địa màu
mỡ, Đức Khâm Mạng Drapier huênh hoang viết:
“… Việc kể ra cũng đi theo một thứ tự với lịch sử thế tục vì đời sống của
Công giáo đã lẫn với đời sống xã hội Việt Nam từ bốn trăm năm nay. Trong
khoảng thời gian ấy, có hai việc cách nhau hàng trăm năm đã tỏ rằng Công
giáo bao giờ cũng “trung thành với đế quốc Việt Nam”(sic). Việc đức giám
mục D’Adran giúp nhà Nguyễn và việc đức Bảo Đại phong (?) lên ngôi
Hoàng Hậu một thiếu nữ dòng dõi vọng môn Công giáo hồi đầu chiến tranh
[15].
Tuy nhiên đây là một cuộc hôn nhân dị giáo trái với giáo luật thời bấy giờ
nhưng tại sao Bảo Đại vẫn cưới được Nguyễn Thị Lan. Thì ra thực dân đã
có kế hoạch sẵn. Theo cuốn “Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí” của Chính
Đạo (tr. 36, 37) thì:
Năm 1934: Lấy Nguyễn Hữu Thị Lan, con gái một đại điền chủ miền Nam.
Vì Thị Lan có đạo Kitô, gây nhiều trở ngại. Ngô Đình Thục cực lực chống
đối vì theo đúng phéo đạo Kitô, Bảo Đại phải “rửa tội” rồi mới được thành
hôn. Sau đó, Pháp dàn xếp cho một giáo sĩ ngoại quốc bí mật làm lễ cưới
theo phép đạo. Như thế Bảo Đại trở thành vua Kitô đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam.
Cũng trong cuốn sách này, Đức Khâm Mạng lại trách móc những phản
kháng của người Việt Nam mà đại diện là giới sĩ phu nho sĩ: “Núp mình sau
bức thành chữ Nho, các nhà cựu học không thể nhận được Tin Lành Cứu
Thế. Các nhà tân học chịu ảnh hưởng một nền giáo hóa thế tục cố tình
không muốn biết đến đạo lý Gia Tô”.[16]
Lúc nêu lên hai sự kiện lịch sử của thời Gia Long và thời Bảo Đại, cũng như
lúc chê bai giới sĩ phu VN, Đức Khâm Mạng Drapier muốn chứng tỏ một
cách công khai rằng quá trình phát triển của Công giáo tại Việt Nam luôn
luôn gắn liền với giai cấp triều đình quý tộc ở mức độ cao nhất, và có cả
“Thế” lẫn “Lực” mạnh nhất trên đất nước Việt Nam này mà thể hiện rõ ràng
nhất (của sự liên tục này) là Thượng thư đầu triều Nguyễn Hữu Bài khi từ