không phải chỉ thương con mà còn vì danh dự triều đại nhà Nguyễn nữa.
Bà không ngờ rằng trong lúc Bà đang sống những giây phút rộn ràng của
bất kỳ một người mẹ nào đang lo chuyện trăm năm cho con thì người Pháp,
ở trong những văn phòng của các thế lực giáo quyền và thế quyền, cũng âm
thầm thực hiện âm mưu vượt quyền hạn và giết giấc mơ của Bà để cưới vợ
cho vua Bảo Đại dựa vào những tiêu chuẩn chính trị của chính sách bảo hộ
lâu dài.
Vua Bảo Đại về nước được một thời gian, việc triều chính tạm yên thì vợ
chồng ông Charles, người giám hộ, bắt đầu lo chuyện thành hôn cho ông.
Vào khoảng cuối năm 1933, ông bà Charles rủ vua Bảo Đại đi Đà Lạt, tại
khách sạn Lang Biang huy hoàng tráng lệ, bà Charles dẫn tiểu thư Marie
Thérèse chính thức giới thiệu với nhà vua trẻ tuổi trước sự chứng kiến của
quan Toàn quyền Pierre Pasquier. Tất nhiên khi đã có phù phép của chúa tể
thực dân tại Đông Dương thì cuộc hôn nhân chính trị giữa vua Bảo Đại và
cô Nguyễn Thị Lan nhất định phải thành. Nó phải thành trên nỗi đau khổ
cay đắng của Bà Từ Cung, của những vị đại thần trong Tôn Nhân Phủ và
của cả Hoàng gia. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, triều đình Việt
Nam có một vị Hoàng Hậu theo Công giáo La Mã qua sự sắp đặt của các
thế lực phương Tây. Sau 400 năm, công tác truyền giáo đạt đến cao điểm
bằng sự có mặt của một nữ tín đồ trong chốn thâm cung của triều đình Việt
Nam. Và cô Marie Thérèse từ nay được mang danh hiệu là Nam Phương
Hoàng Hậu.
Lịch sử đế quốc thực dân Pháp đã cho thấy rằng Hội Truyền Giáo Hải
Ngoại Pháp luôn luôn chủ trương Công giáo hóa Việt Nam, không chỉ là đối
với người Việt Nam thuộc hàng dân dã mà chủ yếu là hạng người Việt Nam
thuộc đẳng cấp cao nhất của triều đình. Thời Nguyễn Ánh, Pigneau de
Béhaine đã khuyến dụ được Hoàng Tử Cảnh, nay đến thời vua Bảo Đại họ
đặt một hoàng hậu người Công giáo thì tất nhiên trong tương lai vị vua kế vị
ông Bảo Đại cũng sẽ là một ông vua đã được rửa tội từ lúc mới sinh ra để tô
bồi cho “la fille ainée de l’Eglise en Extrême Orient” (Trưởng nử cuả Giáo
hội tại Viễn đông)
Chẳng thế mà vị đại diện tòa Thánh ở Đông Dương, Đức Khâm Mạng