tài chánh đổ vào miền Nam không giới hạn.
Và sau 10 năm trời chiến tranh ly loạn (1945-1955) trong khung cảnh hòa
bình an lành và với một viễn tưởng phồn vinh trước mắt, dân miền Nam đã
cảm thấy cuộc đời ấm no hơn và tương lai tươi sáng hơn.
Cũng trong những năm đầu của chế độ, về mặt đối ngoại, ông Diệm đã gây
được nhiều uy thế to lớn. Nhiều quốc gia thuộc khối phi liên kết công nhận
Việt Nam Cộng Hòa, mà chuyến viếng thăm của ông U Nu (Thủ tướng
Miến Điện) ngày 11 tháng 11 năm 1956 là một bông hồng vô cùng quý giá
cho chế độ ông Diệm. Cao Miên vốn coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp thế
mà nay phải kiêng nể Việt Nam Cộng Hòa, còn Lào thì kết thân với Việt
Nam làm anh em dựa vào nhau theo cái thế môi hở răng lạnh.
Trong ba năm đầu, tên tuổi ông Diệm vang lừng trên trường quốc tế nhờ
những cuộc công du thăm viếng các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Trung
Hoa Dân Quốc, Đại Hàn. Đặc biệt ông được tòa Bạch Ốc mời viếng thăm
chính thức nước Mỹ ngày 4 tháng 4 năm 1957. Ngược lại nhiều chánh
khách và lãnh tụ quốc tế tên tuổi như Ngoại trưởng Dulles nước Mỹ, Ngoại
trưởng Couve de Murville của Pháp, ông Pinay cựu Thủ tướng Pháp, Tổng
thống Lý Thừa Vãn của Đại Hàn, Phó tổng thống Trần Thành của Trung
Hoa Dân Quốc cũng đã đến viếng thăm Việt Nam.
Cho đến mùa Xuân năm 1959, mặc dù Việt cộng đã hoạt động mạnh khiến
tình hình an ninh nông thôn bắt đầu đáng lo ngại nhưng danh tiếng của
Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn còn sáng chói nhờ những quan hệ đặc biệt
với Tòa thánh La Mã Vatican và quốc gia Ấn Độ, một nước đang có nhân
viên làm Chủ tịch Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến tại Việt Nam. Ngày
16 tháng 2 năm 1959, Đức Hồng y Agagianian, đại diện Đức Giáo hoàng
đến Sài Gòn chủ tọa lễ 300 năm thành lập Giáo hội Công giáo Việt Nam và
tôn vinh nhà thờ Đức Bà Sài Gòn lên hàng Vương Cung Thánh Đường.
Trong những ngày Đức Hồng y có mặt tại Việt Nam với những buổi lễ
ngoài trời, cờ của Tòa thánh chen lẫn với cờ quốc gia tung bay trước công
viên dinh Độc Lập và khắp mọi tỉnh thị tạo nên một khung cảnh náo nhiệt