VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 387

Đán lại đưa ra những dẫn chứng đoàn kết của nước ta dưới thời nhà Trần, sự
kiện đoàn kết giữa hai kẻ thù Pháp và Đức, Nhật và Mỹ trước hiểm họa Nga
Sô để đòi hỏi Tổng thống Diệm nên chủ trương đoàn kết với người quốc gia
trước nguy cơ Cộng Sản, nếu không thì sẽ mất nước về tay kẻ thù Hà Nội
[12].
Cũng cần nói thêm rằng trong thời gian ông Đán bị giam giữ để chuẩn bị ra
Tòa, anh em ông Diệm có tiết lộ cho báo chí biết rằng ông Đán có viết một
lá thư thống thiết xin Tổng thống Diệm khoan dung và long trọng hứa sẽ
không hoạt động với tư thế đối lập nữa. Nguồn tin này đã làm xúc động và
nản chí quần chúng và một số người chưa biết rõ ông Đán. Một hôm, tôi
vào dinh Độc Lập để trình bày về kết quả một số cuộc điều tra về những
mâu thuẫn Kinh Thượng có thể có ở miền Cao Nguyên Trung phần thì ông
Diệm đưa ra một lá thư chữ viết bằng mực tím rất đẹp và nói với tôi: “Anh
xem thằng Đán hèn mạt không nì, nó viết thư lạy lục tôi xin tha, thế mà
cũng huênh hoang lãnh tụ lãnh tiếc”. Tiếc rằng ông Diệm vừa đưa lá thư ra,
tôi chỉ mới thấy loáng thoáng vài chữ thì ông đã vội cất ngay.
Vụ này được chánh án Tòa Án Quân sự Đặc biệt nhắc lại trước Tòa với hậu
ý chê trách ông Đán đã viết thư lạy lục Tổng thống Diệm. Ông Đán đã phản
kháng kịch liệt và thách thức vị chánh án đem lá thư ra trước tòa và trước
báo chí như một tang chứng để xem có phải là nét chữ của ông hay không.
Nhưng, lẽ dĩ nhiên, tòa án của chế độ Diệm đời nào dám đưa ra, vì cũng lẽ
dĩ nhiên, ông Đán có bao giờ viết lá thư đó đâu. (Vì nếu quả thật có lá thư
đó hoặc ngay cả có giả mạo được một lá thư như vậy thì chắc chắn anh em
ông Diệm đã khai thác tận tình để biến lá thư thành một bản án chính trị và
đạo đức dìm ông Đán xuống tận bùn nhơ chứ cần gì phải tù đày tra tấn).
Không cần nói thì ai cũng biết rằng dưới chế độ Ngô Đình Diệm, người nào
có tư tưởng hay hành động đối lập thì không bao giờ an toàn để đấu tranh
hợp pháp trong khuôn khổ hiến định, cho nên dù lý luận của ông Đán có
vững vàng và hợp lý bao nhiêu, cuối cùng ông vẫn phải bị đày ra Côn Đảo.
Tại đây, ông Đán được mọi người từ bạn tù, cai tù, đến trưởng trại, y sĩ,
quân nhân… kính mến vì tính hình hào hiệp của ông, vì tư cách khẳng khái
của ông. Trong cuốn “Biến cố 11–11–1960” có nhiều bạn tù đã ca ngợi ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.