VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 400

Trước vấn đề cơ bản và khẩn cấp như thế mà ông Diệm cứ ngập ngừng mãi
cho đến hai năm sau mới ký sắc lệnh về Cải Cách Điền Địa để bắt đầu tiến
hành một chương trình nông nghiệp mà tác dụng kinh tế to lớn của nó chắc
chắn không lớn bằng tác dụng chính trị rất quan trọng và rất lâu dài.
Nhưng tai hại thay, những nguyên tắc chỉ đạo mà ông đưa ra để điều hướng
chương trình này không những đã ngược lại với các khuyến cáo của Hoa Kỳ
mà, đây mới là điều đau đớn, còn phản bội những ước nguyện của nông dân
vốn đã trao cho ông niềm tin và kỳ vọng từ những ngày ông còn phải điên
đầu với các giáo phái võ trang tại Sài Gòn.
Những nguyên tắc này, nhìn toàn bộ, chỉ nhằm ve vãn giới đại điền chủ vốn
có ảnh hưởng chính trị tại Sài Gòn và các tỉnh lỵ, bằng cách vẫn duy trì cho
họ các đặc quyền đặc lợi trong việc sở hữu và khai thác các vùng đất rộng
lớn hơn là quân phân đồng đều và toàn diện để các tá điền nghèo nàn được
làm sở hữu chủ một mảnh ruộng mà họ hằng mơ ước. Chà đạp lên trên ước
vọng đơn sơ nhưng chính đáng của đại khối nông dân vẫn chưa đủ, ông
Diệm còn vì những mục tiêu chính trị thiển cận và cá nhân, mà nhân danh
quốc sách chống Cộng mù quáng để trừng phạt các nông dân trong thời
kháng Pháp đã được Việt Minh cấp phát cho ít ruộng đất. Ông ra lệnh truất
hữu các tá điền hoặc bắt đóng tiền bồi thường nặng nề các đại điền chủ,
những tá điền nào hiện đang chiếm hữu những mảnh đất mà ngày xưa Việt
Minh đã lấy của người giàu chia cho người nghèo.
Chính sách bất công đó đã bị Việt Cộng lợi dụng tối đa để phản tuyên
truyền và xuyên tạc hữu hiệu một vài thành quả nhỏ nhoi tại một vài địa
phương biệt lệ tương đối thành công. Trong gần bốn năm phát động chính
sách, tính đến tháng 7 năm 1961, ông Diệm đã phân phát ruộng đất cho
109.438 tá điền trong tổng số trên một triệu nông dân Việt Nam. Nhưng vẫn
còn khoảng trên một triệu (ấn bản cũ in 700.000 là vẫn còn ít) nông dân đổ
mồ hôi nước mắt cho một thiểu số đại điền chủ ngồi mát ăn bát vàng [16].
Chính một gia đình đại điền chủ tại Việt Nam cho rằng chính sách này đã
trở thành mối họa lớn không những cho tá điền mà còn cả cho chủ điền, và
kẻ có lợi nhất trong chính sách này chính là Việt Cộng [17].
Tuy nhiên, sự thất bại đó, trên cả hai mặt nông nghiệp lẫn chính trị, dù có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.