béo bổ này.
Và rồi các ấp chiến lược cũng được xây xong trên sự công phẫn của đồng
bào, và rồi nông dân cũng phải cúi đầu nghẹn ngào từ bỏ ngôi nhà thân thiết
để dồn vào cư ngụ trong vòng rào kẽm gai. Đợt hai của chương trình là
chính trị hóa và võ trang các đơn vị hành chánh đó để mong nó biến thành
những pháo đài chống du kích Việt Cộng. Tuy nhiên vì bước thứ nhất đã
đạp vào bùn thì bước thứ hai chỉ làm lún sâu thêm sự sa lầy của cả chính
sách. Cán bộ giảng huấn chính trị thì không có gì hơn ngoài những luận
điệu chống Cộng hàm hồ thiếu đối chiếu với những thực tế khách quan, và
những hứa hẹn xây trường xây bệnh xá mà không bao giờ có thầy, có thuốc.
Hơn nữa tác phong chính quyền của họ chỉ làm cho họ xa cách quần chúng
đang âm thầm so sánh với tác phong của những cán bộ Cộng Sản nằm vùng
gương mẫu; đó là chưa nói đến trong suốt 10 năm kháng Pháp, quần chúng
nông thôn Nam bộ đã không thiếu gì bà con quyến thuộc tham gia kháng
chiến, bây giờ bắt họ phải lên án anh em, vợ chồng, cha con là “Cộng Sản
khát máu ác ôn” thì làm sao họ tin được, họ theo được.
Những bài học chính trị, những luận điệu tuyên truyền – nếu có phần nào
thuyết phục được quần chúng tư sản đô thị thì lại trở nên vô hiệu quả và
phản tuyên truyền trước tâm hồn bình dị và nhân sinh quan mộc mạc chính
trực của quần chúng nông thôn. Vì vậy trên mặt tâm lý chiến, “quốc sách
Ấp Chiến Lược” đã thất bại ngay từ trong lòng dân rồi cho nên “mỗi khi
Việt Cộng đến tấn công (ấp chiến lược), chúng đã có đồng minh ngay trong
ấp” [10].
Đến kế hoạch võ trang cho ấp thì lại càng quái dị vì nó hoàn toàn phản lại
mọi nguyên tắc sơ đẳng nhất của khoa học chiến tranh và quy luật về an
ninh phòng ngự. Xây dựng một công sự phòng thủ cố định mà lại không
trang bị đầy đủ hỏa lực để bảo vệ nó: Hai tiểu đội địa phương quân trong ấp
với súng carbine lỗi thời và một ít lựu đạn loại ném tay thì làm sao cầm cự
lâu dài với chiến thuật lấy nhiều đánh ít của Việt Cộng để có thể đợi quân
cứu viện. Đã thế, vị trí các ấp không được thiết kế theo tiêu chuẩn bố phòng
trận địa để có thể phối trí cứu ứng nhau mà còn phải tùy thuộc vào các điều
kiện canh tác, cho nên chiến thuật công đồn đả viện của Việt Cộng đã một