VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 483

ông Khiêm kể lại thì ông không thật lòng muốn cứu ông Diệm. Ông Khiêm
vốn người ít nói, tính tình thâm trầm và từ lâu đã có thái độ bất mãn với chế
độ Cần Lao mặc dù ông vẫn được trọng dụng.
Cho nên khi về đến Phú Lâm, ông Khiêm cẩn trọng lượng định tình hình,
thấy quân đảo chánh đã không biết thực hiện kế hoạch “tốc chiến tốc thắng”
và cuộc tấn công đã bị khựng lại, tức là Nhảy dù đã nắm phần thất bại rồi,
ông bèn đổi ý và đứng về phe ông Diệm. Nhưng sau cuộc đảo chánh 11-11-
1960, ông Khiêm được anh em ông Diệm coi như “người nhà”, thăng lên
tướng và giao cho chức vụ quan trọng là Tham mưu trưởng Quân đội dưới
quyền tướng Lê văn Tỵ để kiểm soát và nắm giữ quân đội. Nhưng dù được
mua chuộc, thâm tâm ông Khiêm vẫn không bao giờ thần phục nhà Ngô. Đã
từ lâu ông Khiêm là người thân tín bí mật của Mỹ.
- Việc thứ hai là trường hợp tướng Huỳnh văn Cao. Cao là một sĩ quan
không có khả năng gì ngoài tài khéo léo nịnh bợ. Nhờ là người Công giáo
mà lại là thứ Công giáo Phú Cam, thường mượn danh Đức Mẹ để mê hoặc
anh em ông Diệm nên được ông Diệm coi như con cháu ruột thịt, đề bạt ông
Cao lên thật mau để có thể giữ chức Tổng tham mưu trưởng quân đội thay
Đại tướng Lê văn Tỵ trong chính sách “Trồng người”, chính sách Công giáo
hóa nhân dân và quân đội miền Nam. Khi ông Diệm mới về nước, ông Cao
chỉ mới mang cấp Đại úy tạm thời rồi nhờ Thái Quang Hoàng lập chiến khu
Đông, sai ông Cao đi liên lạc với dinh Độc Lập, từ đó ông nên danh nên
phận. Vào Sài Gòn, vì ông Luyện đau chân nên ông Cao đẩy xe lăn cho ông
ta đi dạo mát và phục vụ cho nhà ông Luyện như một gia bộc, nên được
thăng Thiếu tá và giữ chức Tham mưu trưởng Biệt bộ Phủ tổng thống thay
thế cho Đại tá Đang. Ở địa vị này, ông Cao đã đẩy một cán bộ trung kiên
từng đóng góp tiền bạc và nhiều phen sống chết cho ông Diệm thời phong
trào Cường Để và thời ông Diệm gặp khó khăn với Bình Xuyên là Thiếu tá
Nguyễn Vinh ra khỏi Tiểu đoàn Danh Dự. Ông Cao mượn việc cải tổ Tiểu
đoàn Danh Dự thành ra Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống để đề
nghị đưa bà con là Trung tá Nguyễn Thế Như, người Công giáo Phú Cam,
về thay chỗ của Vinh, dù về khả năng quân sự, cả Như lẫn Vinh đều xuất
thân là Đội Khố Đỏ thời Pháp thuộc như nhau. Nhưng Nguyễn Thế Như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.