mới chỉ huy Lữ đoàn được 3, 4 tháng thì bị binh sĩ Lữ đoàn tố cáo là tham
nhũng và tác phong bê bối nên bị cất chức. Sau này Trung tá Nguyễn Ngọc
Khôi, người Công giáo Quảng Trị, về giữ chức Tư lệnh Lữ đoàn Phòng vệ
Phủ tổng thống (Nguyễn Thế Như và Nguyễn Ngọc Khôi hiện đang có mặt
tại hải ngoại). Còn ông Nguyễn Vinh nhận thấy ông Diệm là người vắt
chanh bỏ vỏ, từ đó không bao giờ gặp lại ông Diệm nữa. (Những nhân vật ở
hải ngoại hiện nay như ông Võ Như Nguyện, Tôn Thất Trạch, Đại tá Phùng
Ngọc Trưng, ông Trần văn Hướng và bác sĩ Bùi Kiện Tín đều biết rõ công
lao và sự nghiệp của Nguyễn Vinh thời ông Diệm còn hàn vi sa cơ thất thế).
Về trình độ văn hóa, ông Cao chỉ có bằng tiểu học, còn về quân sự thì chưa
bao giờ chỉ huy một đơn vị dù chỉ là một Trung đội. Cho đến năm 1954, vì
thiếu sĩ quan nên ông Cao được Đại tá Trương văn Xương cho chỉ huy một
Tiểu đoàn Khinh quân đang thụ huấn tại Ninh Hòa (Khánh Hòa). Mặc dù
tiểu đoàn đóng ngay giữa thành phố nhưng ông Cao đã để cho Tiểu đoàn bị
Việt cộng tập kích thình lình làm tan nát cả Tiểu đoàn, vì vậy ông bị tướng
Hinh đưa ra tòa. Nhưng nhờ có Thiếu tá Hoàng Phúc Hải ở Nha Trang, một
thuộc hạ thân tín của tướng Hinh can thiệp nên ông được miễn tố và chỉ bị
cất chức mà thôi.
Ông Cao là người có tài len lỏi trong các ngõ ngách của thời thế cho nên
ngày Nhảy dù đảo chánh ông Diệm, mặc dù đang chỉ huy Sư đoàn 7 đóng ở
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn 30 cây số, mà mãi đến sáng ngày 12, nhờ tướng
Nghiêm thúc giục lắm và khi thấy Nhảy dù yếu thế, ông Cao mới tiến quân
về thủ đô. Lực lượng đảo chánh thất bại, ông Cao trở nên anh hùng giải
phóng thủ đô. Tội nghiệp hai ông Diệm - Nhu, 3 năm sau ngày toàn quân,
toàn dân thật sự lật đổ chế độ hai ông vẫn còn tin tưởng vào đứa “con nuôi
Huỳnh văn Cao” đang là Tư lệnh Quân khu IV. Họ có ngờ đâu rằng nửa
đêm 1-11-1963, ông Cao đã đầu hàng cách mạng dù ông vẫn còn hai sư
đoàn dưới trướng, còn có cả một giang sơn rộng lớn để nếu muốn có thể
dùng làm “đất Ba Thục” cho anh em ông Diệm nương thân hầu tu binh mãi
mã đợi ngày trở lại “trung nguyên”. Tài trí, công nghiệp của ông Huỳnh văn
Cao như thế đó mà nhóm “Cần Lao Công giáo” ca ngợi ông Cao như một
thiên tài...