đắc kỳ tử.
Dư luận đã cho rằng việc nhà Ngô trọng dụng ông Ngô Trọng Hiếu là một
thái độ khinh thị quần chúng, coi quốc gia đã hết nhân tài nên mới dùng
“con Tây” làm Bộ trưởng. Hai nhân vật Ngô Trọng Hiếu và Huỳnh Hữu
Nghĩa trong tân nội các của ông Diệm vào nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhì đã
biểu lộ một cách chính xác nhất bản chất chế độ Diệm chỉ là chế độ trung
ương tập quyền và phong kiến quan lại, chỉ tin dùng những bề tôi nịnh thần.
Còn việc đặt ra ba Bộ “đặc nhiệm” cho có hình thức tản quyền chỉ là thủ
đoạn ấu trĩ không lừa dối được ai, chỉ mua thêm sự chán nản của đồng bào,
của đồng minh Hoa Kỳ và dư luận quốc tế mà thôi.
* * * * *
Vì Miền Nam đã thực sự suy yếu, chế độ Diệm đã thực sự lung lay ngay từ
năm 1960 khi những biến cố chính trị và quân sự dồn dập xảy đến, nên khi
mới bước chân vào tòa Bạch ốc vào đầu năm 1961, mối ưu tư hàng đầu của
Tổng thống Kenendy là vấn đề Việt Nam. Ông cấp tốc lấy những biện pháp
cần thiết và quan trọng để xây dựng lại uy tín cho Tổng thống Ngô Đình
Diệm và để cứu vãn miền Nam.
Tổng thống Kennedy vội vã phái Phó tổng thống Johnson qua Sài Gòn để
quan sát và nghiên cứu tình hình tại chỗ. Trước khi ra đi, Kennedy đã nói
với Johnson rằng: “miền Nam Việt Nam đang rối rắm, ta cần phải giúp họ
mà chính họ cũng phải tự giúp họ nữa”. Quả là lời nói bao hàm nhiều ý
nghĩa chính trị, Tổng thống Kennedy cũng nhờ Phó tổng thống Johnson trao
cho Tổng thống Ngô Đình Diệm một bức thư đề nghị tăng quân viện và
kinh viện, đặc biệt là đề nghị tăng quân số của quân đội Việt Nam Cộng
Hòa thêm 20.000 người, tăng lực lượng giang thuyền và cận duyên, tăng
cường sức mạnh cho Bảo an [5]...
Cuộc viếng thăm ba ngày 11, 12, 13 tháng 5 năm 1961 của nhân vật thứ hai
trong chính quyền Hoa Kỳ không những chỉ để cho cấp lãnh đạo tối cao Mỹ
có một cái nhìn chính xác hơn về tình hình Nam Việt Nam, mà còn có mục
đích chứng tỏ cho Hà Nội và cho dân chúng miền Nam biết rằng Mỹ vẫn