VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 520

như các Bộ Ngoại giao, Nội vụ, Quốc phòng chẳng hạn, nhưng trên thực tế,
nhất là vào cái thời buổi nhiễu nhương loạn ly lúc bấy giờ thì Bộ Công dân
vụ chịu trách nhiệm về vấn đề điều động nhân lực và tham gia vào việc xây
dựng các sách lược quốc gia.
Thật vậy, sự kiện ông Hiếu chỉ huy các ngành thông tin, tuyên truyền, Công
dân vụ, sự kiện ông Hiếu phụ trách về quốc sách ấp chiến lược, rồi lại đăc
trách giao thiệp với các tôn giáo nhất là với Phật giáo trong biến cố 1963, đã
nói lên cái địa vị, quyền hành to lớn của ông ta, cũng đã nói lên sự tín nhiệm
gần như tuyệt đối của anh em ông Diệm đối với ông ta.
Một tài liệu (mà tôi quên tên) tại Sài Gòn cho biết ông Hiếu là em ruột của
ông Phạm văn Tươi, cũng là một người có Pháp tịch, chủ một nhà sách lớn
tại Sài Gòn (thời chiến tranh Pháp - Việt 1945-1954). Thời Hồ Chí Minh
mới cướp chính quyền, ông Ngô Trọng Hiếu cải tên họ từ Paul Hiếu ra Hồ
Trọng Hiếu, nhưng khi Pháp trở lại, ông vội trở về với tên Paul Hiếu, lúc
ông Ngô Đình Diệm bắt những người có quốc tịch Pháp phải đổi thành quốc
tịch Việt Nam, ông Paul Hiếu đổi tên lần nữa thành Ngô Trọng Hiếu. Khi
tiếng súng cách mạng nổ giữa Sài Gòn năm 1963, ông Hiếu trốn vào Tòa
đại sứ Phi Luật Tân và sau này, dưới chế độ Nguyễn văn Thiệu, một chế độ
Diệm không Diệm, ông Hiếu đắc cử Dân biểu đơn vị có nhiều giáo dân di
cư tại Hố Nai nhờ lòng trung thành của ông đối với chế độ cũ, đối với anh
em ông Diệm ngày xưa. Ông Lê Quang Luật cũng ra ứng cử tại cùng đơn vị
Hố Nai nhưng đã bị thất cử mặc dù ông Luật có công rất lớn trong việc tổ
chức những người Công giáo di cư vào Nam năm 1954-1955. Theo ông
Luật, ông đã thất cử là vì không có tiền để thỏa mãn các vị cha cố tại Hố
Nai và nhất là vì ông đã từng chống đối quyết liệt anh em ông Diệm. Từ
ngày bị thất cử, dù là một tín đồ Công giáo, ông Luật thường thống trách
các vị linh mục, cho rằng họ chỉ biết quyền lợi mà không hề biết đến ân
tình.
Ông Hiếu thường ca tụng ông Ngô Đình Nhu là Trương Lương đời nay.
Trương Lương có tài nhưng lại biết sau khi “công thành thì thân thoái”,
tránh được nạn “vắt chanh bỏ vỏ” của Lữ Hậu, trong lúc ông Ngô Đình Nhu
chẳng những đã vô tài mà còn tham quyền cố vị để cuối cùng phải chết bất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.