Tuy vậy điều quan trọng nhất của Lễ Ngân Khánh chưa phải là số bạc tỷ mà
ông Thục đã thu lượm được, điều quan trọng trong liên hệ đến sinh mạng
của chế độ là Tổng Giám mục Thục đã tổ chức lễ Ngân Khánh của ông ta
như một quốc lễ ngay trong lúc cuộc đấu tranh của Phật giáo đến hồi sôi
động, tạo cho cuộc đấu tranh của Phật giáo thêm chính nghĩa, thêm hào
hùng, thêm được đa số nhân dân ủng hộ.
Vậy Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, người đã đóng góp một tay đẩy chế
độ xuống vực sâu của lịch sử, là ai?
Sau cái chết của người anh trưởng là ông Ngô Đình Khôi vào năm 1945,
ông Ngô Đình Thục trở thành người anh lớn nhất của dòng họ Ngô Đình, vì
thế ảnh hưởng “quyền huynh thế phụ” của ông ta trên các người em thật to
lớn. Vào thời ông Diệm làm Tổng thống, ông Thục giữ chức Tổng Giám
mục, nghĩa là đứng đầu hàng giáo phẩm Việt Nam. Năm 1933, sau khi ông
Diệm từ chức Thượng thư Bộ Lại, chính nhờ ông Thục bảo đảm và che chở
mà ông Diệm được yên thân với người Pháp cho đến khi có đủ bằng chứng
ông Diệm hoạt động cho quân đội Nhật, người Pháp và Phạm Quỳnh mới
bắt ông ta. Năm 1949-1950, khi làm Giám mục ở Vĩnh Long, ông Thục đã
vận động để ông Diệm được xuất ngoại đi dự lễ Năm Thánh tại Vatican
nhưng thật sự là để đi Hoa Kỳ gặp Hồng Y Spellman, người bạn đồng khóa
với Thục thời còn học tại Vatican. Nhờ sự tiến cử và gởi gấm đó mà
Spellman mới giới thiệu ông Diệm với chính giới Hoa Kỳ. Như một số sách
sử Mỹ, Pháp đã nêu ra, ông Ngô Đình Thục nắm vững được kỹ thuật vận
động và khuynh loát chính trị mà không cần phải nắm chính quyền, như
người bạn Spellman của ông ta vốn rất có ảnh hưởng với chính trường Hoa
Kỳ nhưng bề ngoài thì vẫn tỏ ra chỉ quan tâm đến tôn giáo mà thôi. Trên
thực tế thì dưới chế độ Ngô triều, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục là người
có ảnh hưởng nhất tại miền Nam. Quyết định của ông ta là tiếng nói cuối
cùng của gia đình vì không những cá nhân ông Diệm phải nghe lời ông
Thục mà ông Thục lại biết lôi kéo vợ chồng Ngô Đình Nhu để ông Thục
thêm vây thêm cánh. Và tuy không tham dự trực tiếp vào chính quyền, tại
giáo phận Vĩnh Long trước kia cũng như tại Huế năm 1963, tư dinh của
Tổng Giám mục Ngô Đình Thục vẫn là trung tâm quyền lực to lớn để hàng