VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 601

tay tôi kéo đi giới thiệu với nhiều người: “Đây là Thiếu tướng Đỗ Mậu,
người đã có công lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm và là ân nhân của
riêng tôi”. Thì ra người đó là ông Tôn Thất Cẩn, nhà thầu khoán tiếng tăm
có ngôi biệt thự lộng lẫy tại đây mà Nguyễn Phước tộc đang mượn tạm làm
trụ sở tại Sài Gòn, sau khi tôn miếu nơi Cố Đô vì biến cố Mậu Thân mà
hương tàn khói lạnh. Vì bất ngờ không nhớ chuyện cũ nên tôi đã hỏi ông
Cẩn vì sao gọi tôi là “ân nhân” thì được ông giải thích: “Công ty đấu thầu
của tôi gồm có các ông Bộ trưởng Trần Trung Dung, linh mục Cao Văn
Luận, Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, bị Công ty của Ngô Đình Cẩn, Từ Tôn
Dũng, Lê Trọng Quát ganh ghét phá hoại và định làm hại cá nhân tôi để cho
tôi sạt nghiệp, không ngờ Thiếu tướng vô tư nên cứu chúng tôi thoát nạn”.
Tôi hỏi thêm tại sao ông ta biết rõ tôi đã cứu thì ông Cẩn cho biết ông Trần
Trung Dung nói lại. Tôi tự nghĩ mình “thi ân bất cầu báo”, có ai ngờ một
chút ân tình, dù đó là một hành xử tự nhiên, nhiều khi cũng có thể làm thay
bậc đổi ngôi một đời người hay có thể gây oán đổi thay thế sự.
Từ sau bữa ăn cơm tại nhà ông Tôn Thất Cẩn tại Gia Định đó, hàng năm, cứ
đến ngày húy nhật Đức Thế tổ Cao Hoàng nhà Nguyễn, tôi lại được tiếp tục
mời tham dự. Nhưng từ năm 1972, những cuộc hội họp của Nguyễn Phước
tộc được chuyển về ngôi biệt thự một tầng của bà Từ Cung tại đường Công
Lý Sài Gòn, ngôi nhà đã bị ông Diệm tịch thu và được ông Thiệu trả lại.
Đức Từ đã lấy ngôi biệt thự đó làm trụ sở thường trực tại Sài Gòn cho Hội
đồng nhà Nguyễn. Nhưng cũng từ năm đó, sau cuộc cúng tế Tiên Vương,
cuộc hội họp ăn uống đã biến thành cuộc hội họp chính trị có sự tham dự rất
đông của chính giới, nhân sĩ Sài Gòn. Năm 1972, tôi còn nhớ có dịp ngồi
gần thi bá Á Nam Trần Tuấn Khải để được nghe cụ nói chuyện văn thơ, và
với Nghị sĩ Phạm Nam Sách để tôi có dịp khen ngợi nhà trí thức trẻ tuổi
dám công khai lên án tướng Cao Văn Viên tham nhũng tại nghị trường Diên
Hồng khi ông còn làm nghị sĩ.
Câu chuyện thứ hai: Dưới chế độ Diệm, tại vùng A Sao, A Lưới (Hưng
Hóa, Quảng Trị) giáp với biên giới Lào, có một căn cứ quân sự do hai tiểu
đoàn Bộ Binh trấn giữ. Một hôm, toàn thể quân nhân từ sĩ quan đến binh sĩ
của cả hai tiểu đoàn đều bị đi tiêu chảy ba ngày đêm liền. Tướng Trần Văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.