là Thiếu tá Nguyễn Bá Liên, Tư lệnh Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến, người
chỉ huy tấn công dinh Gia Long đã trình cho tôi một xấp ảnh tục tĩu liên hệ
đến những nhân viên điều tra của Liên Hiệp Quốc trong vụ Phật giáo trên
bàn giấy của ông Ngô Đình Nhu, một cuốn hồi ký của Ngô Đình Lệ Thủy
trong phòng bà Nhu (mà tôi đã trao lại cho báo Sống của Chu Tử đăng tải),
và một cuốn sổ nhật ký chi tiêu tiền bạc của ông Diệm trong phòng ông Võ
Văn Hải.
Qua cuốn Nhật ký chi tiêu tiền bạc của ông Diệm do ông Võ Văn Hải nắm
giữ, tôi được biết ông Diệm có mỗi năm 98 triệu tiền mật phí chính trị. So
sánh mật phí chính trị của ông Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1974 là 450
triệu đồng thì số tiền của ông Diệm (1963) vẫn lớn hơn rất nhiều, mặc dù
tình hình chính trị và chiến tranh thời Thiệu nặng nề phức tạp hơn thời
Diệm, và mặc dù giá đô la cho đến cuối thời Diệm chỉ có 100 đồng bạc Việt
Nam trong lúc thời Thiệu giá đến gần 1.000 đồng. Cuốn nhật ký cho thấy
mỗi tháng ông Diệm xuất ra một triệu đồng cho ông Ngô Đình Nhu, mười
ngàn đồng cho cựu Đại tá Pháp ở Paris là ông Mingant (mật báo viên của
ông Diệm tại Pháp), năm ngàn đồng cho một người có tên là Phan Công
Chánh, một chiến hữu cũ của ông Diệm trước năm 1945 mà ông Võ Như
Nguyện biết rõ, một số tiền lớn khác cho một linh mục người Canada để
chuyển ngân ra nước ngoài và những món chi tiêu lặt vặt như mua máy hình
phim ảnh, thuốc tây, những món tiền biếu xén trong các cuộc đi kinh lý. Đặc
biệt trong nhật ký chi tiêu năm 1963, có số tiền nửa triệu, xuất ra cho ông
Tôn Thất Thiết, giám đốc sở Nội dịch Phủ Tổng thống (ông Thiết hiện ở
Los Angeles) để trang hoàng thiết trí khách sạn Hương Giang tại Huế nằm ở
đầu cầu Đập Đá mà Ngô Đình Cẩn đã mua cho ông Diệm. Ngoài số tiền mật
phí chính trị hằng năm là 98 triệu đồng và khách sạn Hương Giang, tài sản
ông Diệm còn có mấy mẫu đất ở Gia Định mà ông đặt tên là “Phượng
Hoàng”, do Tỉnh trưởng Nguyễn Đức Xích (người Công giáo Cần Lao)
trông nom trồng trọt. Ngoài ra, hàng năm ông Diệm còn nhận được một số
lợi tức do hãng tôm Long Hải cung cấp. Hãng tôm Long Hải này do ông
Nguyễn Văn Bửu, một người bà con của ông ở Phú Cam làm quản lý.
Những tài sản của các ông Thục, Nhu, Cẩn và của ông Diệm mà tôi trình