Nam Á (La Fille Ainée de L Eglise Romaine de l Extrême-Orient).
Nhìn lại lịch sử nước nhà, từ ngày Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam,
những cố đạo ngoại quốc, đặc biệt là các giáo sĩ người Pháp trong "Hội
Truyền Giáo Hải Ngoại" như Alexandre de Rhodes, Pigneau de Béhaine,
Puginier, Pellerin,... đã vì tôn giáo mình mà tìm mọi cách tiêu diệt nền văn
hoá và truyền thống dân tộc Việt, hầu thực hiện việc Công giáo hoá toàn dân
Việt Nam. Nhưng họ đã không làm nổi vì đại đa số người Việt Nam lòng
tràn tình tự dân tộc đâu để cho họ làm.
Cuộc đảo chánh 9-3-45 của Nhật Bản lật đổ và chấm dứt nền đô hộ Pháp rồi
sau đó nền độc lập của nước nhà được ông Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 2-9-
45 tưởng đã chấm dứt được trang sử đen tối gần một trăm năm qua để quê
hương được thật sự thuộc vể dân tộc. Nhưng thảm trạng lại xảy ra vì lá cờ
đỏ sao vàng của Việt Minh chỉ là biểu tượng cho một nền độc lập giả mạo
được tô vẽ bởi Đệ Tam Quốc Tế và được sự công nhận giai đoạn của thực
dân Pháp trong ý đồ muốn trở lại Đông dương để tái lập nền thuộc địa cũ.
Do đó mà cuộc chiến tranh Pháp-Việt từ 1945 đến 1954 đã phải xảy ra với
kết quả là đất nước bị chia đôi, lấy giòng sông Bến Hải làm ranh giới cho
hai miền Nam Bắc. Cái thảm trạng cho dân tộc không phải chỉ là vì cuộc
chiến tranh đã xảy ra giữa Cộng Sản Việt và Thực Dân Pháp mà là đau
thương hơn nữa, nó còn vì Pháp muốn tái diễn lại việc dùng người Công
giáo làm hậu thuẫn như thời trước để chống lại người Lương mà việc dùng
viên Cao ủy đầu tiên, Đô đốc Thierry d’Argenlieu, vốn là một Cố đạo, đã rõ
ràng nói lên cái âm mưu thâm hiểm của người Pháp.
Đô đốc d Argenlieu, Cao uỷ Pháp đầu tiên tại Đông Dương (1946) đã từng
là Bề trên xứ đạo Louis de la Trinité thuộc dòng Carmen, bị động viên trong
thời Đệ Nhị thế chiến và theo De Gaulle kháng chiến chống Đức. Được cử
giữ chức Cao uỷ Pháp tại Đông Dương, đô đốc d Argenlieu vẫn ở trong tình
trạng của một tu sĩ Thiên Chúa giáo. Mỗi buổi sáng, trong một căn phòng
riêng tại dinh Norodom tại Sài gòn, ông ta tự mình làm lễ. Ông ta chống lại
chính sách hoà dịu đối với Việt Nam của tướng Leclerc và đã chủ trương
thành lập nước Nam Kỳ tự trị [3]. D Argenlieu muốn tái diễn trò "Nam Kỳ
thuộc địa" trăm năm trước để từ đó dần dần đánh chiếm Bắc và Trung phần.