những mâu thuẫn nội bộ của gia đình. Vì vậy, khi đuổi ông Tuyến đi làm
Tổng lãnh sự ở Ai Cập, người thay ông Tuyến không ai hơn là ông Trần
văn Khiêm, em ruột của bà Nhu, một nhân vật mà nhiều đồng nghiệp của
ông ta đã đặt cho hỗn danh là "Luật sư khùng" vì tính tình bất thường, mà
ký giả Karnow trong Vietnam, a Television History gọi là Playboy vì y là
người đàng điếm chơi bời lại chuyên dựa thế của chị ruột để làm tiền các
thương gia giàu có.
-o0o-
Nói tóm lại ba ngày Tết Quý Mão năm đó đáng lẽ phải là những ngày êm
đềm hoà thuận của gia đình để đón Xuân sang thì trong ngôi nhà Phú Cam
Huế, thì lại là những ngày giông bão đằng đằng sát khí của tranh chấp và
thoả hiệp.
Trước tình trạng xâu xé của gia đình, chỉ có ông Diệm là người phiền lụy
khổ tâm nhất. Khuyên can ông Ngô Đình Thục thì "Đức Cha giận dỗi bỏ về
Vĩnh Long" như hồi ký của tuỳ viên Đỗ Thọ đã viết, trách móc ông Ngô
Đình Nhu thì "Cố vấn giận lẫy bỏ lên Đà Lạt nằm cả tuần lễ" như tác phẩm
"Những Ngày Chưa Quên" của Đoàn Thêm đã nói, can ngan em dâu lại sợ
Đệ Nhất Phu Nhân hằn học tuyên bố bừa bãi làm mất thể thống quốc gia và
danh dự gia đình như ký giả Karnow đã trình bày, tỏ thái độ buồn bực với
chú Cẩn thì lãnh chúa miền Trung phân bì "các anh sướng quá rồi, cho tôi
sướng tí xíu với chứ..." như Đỗ Thọ đã kể.
Trước cảnh anh em ruột thịt xung đột xâu xé nhau như thế, ông Diệm buồn
lắm. Buồn mà đành chịu gậm nhấm nỗi ẩn ức trong lòng cho nên đã có lần
đến Huế, ông cho mời người cán bộ trung kiên là ông Võ Như Nguyện đến
tại dinh Phú Cam để ông tâm sự mong Nguyện chia sẻ nỗi đắng cay với ông
một phần nào.
Khốn nỗi sự nhu nhược, chịu lụy của ông Diệm đối với anh em ông lại là
nguyên nhân đưa đến sự suy sụp quốc gia mà hai biến cố đầu năm Quý Mão
là thảm bại quân sự Ấp Bắc và thảm trạng xâu xé trong gia đình, đã làm cho
nhân dân hoàn toàn mất hết tin tưởng nơi anh em ông Diệm, nơi chế độ ông