Diệm. Hai biến cố đó, một (vụ Ấp Bắc) đã làm cho dư luận Hoa Kỳ công
phẫn, một (vụ gia đình xung đột) đã làm cho nhân dân Việt Nam khinh bỉ,
đã đóng góp phần nào vào sự sụp đổ của chế độ Diệm vào cuối năm 1963,
khi cuộc tranh đấu chính đáng của Phật giáo bùng nổ làm rung chuyển quê
hương.
Về phần tôi, Tết Quý Mão tôi ở Sài Gòn cho nên mãi cả tháng sau tôi mới
thâu lượm được đầy đủ tin tức về vụ ông Ngô Đình Cẩn bỏ kỵ cụ Ngô Đình
Khả và sự tranh chấp trầm trọng trong gia đình ông Diệm tại Huế. Như
những ai đã từng giao du với tôi đều biết tôi là kẻ thất học quê mùa, lại có
tâm hồn bảo thủ tồn cổ, tin vào thuyết âm đức nhân quả, nên khi được tin
gia đình họ Ngô xung đột nặng nề giữa ngày kỵ cha, giữa ngày Nguyên
Đán, tôi cảm thấy cái phúc vận của nhà họ Ngô đã đến lúc suy tàn như trái
cây đã chín mục chỉ chờ ngày rơi rụng. Tôi càng thương ông Diệm hơn dù
ông có quá nhiều nhược điểm, và dù mưa gió phũ phàng mà anh em ông ta
và cán bộ Cần Lao liên tục đổ xuống đầu tôi.
Từ ngày ông Diệm cầm quyền đến nay suốt chín năm trời, mỗi lần gia đình
họ Ngô có lễ lạc tại Huế là "triều thần văn võ" hầu như không thiếu một ai.
Chỉ một mình Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục khi còn ở Vĩnh Long mà
Dân biểu, Tỉnh trưởng, Bộ trưởng nườm nượp kéo nhau đến chầu hầu Đức
Cha như ông Ngô Đình Nhu đã nói, thì huống gì tại Huế, có sự hiện diện
của toàn thể anh em ông Diệm. Cứ hỏi những sĩ quan trong Bộ Tham mưu
của Sư Đoàn 7 (lúc Huỳnh văn Cao chỉ huy) đang đóng ở Biên Hoà thì biết:
Bà Cả Lễ, em Tổng thống Diệm chết mà ông Cao lái xe Jeep suốt cả đêm ra
Huế để dâng vòng hoa thì đủ biết văn võ triều thần Cần Lao Công Giáo
muốn được anh em ông Diệm thấy mặt trong ngày tết, ngày kỵ tại Phú Cam
như thế nào.
Trong số những sĩ quan cao cấp tại Sài Gòn, chỉ có một số tướng lãnh có
liêm sỉ như Dương văn Minh, Phạm Xuân Chiểu, Nguyễn Ngọc Lễ, v.v... là
không bao giờ có mặt. Còn tôi thì chỉ tham dự một lần vào năm 1955 nhân
dịp đám tang của ông Ngô Đình Khôi và năm 1958, khi ở Pháp về, có ra
Huế thăm ông Cẩn một lần. Từ đó tôi không bao giờ về Huế nữa cho mãi
đến năm 1964, sau khi lật đổ chế độ Diệm, tôi mới trở lại thăm viếng Cố