giáo hội [31].
Trước Lý Chánh Trung, học giả Đào Duy Anh cũng nói đến thái độ của
người Việt dân tộc khó có thể chấp nhận ” Thiên Chúa giáo” dù người Việt
vốn là một dân tộc hòa hài, vốn đã mở rộng vòng tay đón chào những tôn
giáo, tín ngưỡng xa lạ từ thế kỷ 16, 17. Ông Đào Duy Anh viết rằng:
Lấy số một triệu rưỡi tín đồ Cơ Đốc giáo mà so với dân số hơn 20 triệu thì
ta thấy ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo ở nước ta cũng không mạnh lắm. Thực
ra thì dân ta phần nhiều cho rằng Cơ Đốc giáo không thừa nhận sự sùng bái
tổ tiên là trái với luân lý và văn hóa cố hữu của ta, cho nên đem lòng kỳ thị.
Trong số người theo Cơ Đốc giáo, một phần rất lớn là vì lợi mà theo chứ
không phải vì tín ngưỡng sâu xa, cho nên ta có thể nói rằng ảnh hưởng tinh
thần của Cơ Đốc giáo đối với dân ta lại còn ít hơn những thành tích thực
hiện được [32].
Xin lưu ý rằng những con số ông Đào Duy Anh đưa ra là vào thời kỳ 1938.
Nhưng cho đến năm 1965, nghĩa là gần 30 năm sau, mặc dù chế độ Diệm ép
buộc dân chúng miền Nam theo Công giáo, thế mà cả hai miền Nam Bắc
vẫn chỉ có trên hai triệu ba trăm ngàn giáo dân trong tổng số gần năm mươi
triệu dân Việt Nam mà thôi [33].
Cũng vì người Việt gắn bó với truyền thống dân tộc, thắm thiết với tình tự
quê hương cho nên dù các giáo sĩ ngoại quốc đã dùng đủ thứ phương tiên,
biện pháp như súng đạn, thế lực, tiền bạc để hăm dọa, mua chuộc, dụ dỗ
mong cầu biến Việt Nam thành một tỉnh, quận của nước Pháp “fille ainée de
l’Eglise Catholique” mà vẫn không thành công.
Tiếc thay, anh em ông Diệm đã không chịu nhìn cái gương tầy liếp ấy lại
vẫn đi theo con đường của Constantin, của Gregoire XVI để mua lấy cái
chết thảm nhục.
Chủ trương triệt hạ Phật giáo, anh em ông Diệm hướng về ba mục tiêu rõ
rệt:
- Trả thù các phong trào Cần Vương, phong trào “Bình Tây - Sát Tả” và
chính sách cấm đạo của các vua nhà Nguyễn thế kỷ 19.
- Cùng với việc dồn dân vào ấp Chiến lược, nâng mức độ Công giáo hóa
nhân dân miền Nam vào giai đoạn quyết định, nếu đè bẹp được cuộc đấu