VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 77

tôi vẫn hằng tin tưởng vào một nước Việt Nam được thực sự độc lập trong
tương lai.
Những giây phút âm thầm khắc phục mọi khó khăn để bí mật xây dựng tổ
chức trước mạng lưới mật thám Pháp, những ngày tháng thui thủi và nhục
nhằn trong trại tù chính trị phạm ở Di Linh, rồi những đêm dài nhớ vợ
thương con, nhớ bến đò xưa, thương cây đa cũ... đã làm tăng trưởng khả
năng chịu đựng và tôi luyện thêm quyết tâm đấu tranh trong tôi, như chiến
cuộc Việt Nam đã trui rèn hàng hàng lớp lớp thanh niên Việt Nam trong giai
đoạn đó.
Ba năm ngắn ngủi đó cũng đã chất đầy hành trang chính trị cho tôi để bước
vào một cuộc chiến tranh Pháp-Việt sắp mở màn.

[1] Nguyễn Phúc Dân, Cuộc Đời Cách Mạng Cường Để, tr. 135, 136.
[2] Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam, tr. 293 (và theo lời kể
lại của nhiều nhân sĩ lão thành thuộc Nguyễn Phước tộc).
[3] Theo lời kể lại của cụ Tôn Thất Toại, nguyên Thượng thư Bộ Nghi lễ
Nam triều, bạn học buổi thiếu thời của ông Ngô Đình Diệm.
[4] Thái văn Kiểm, Đất Việt Trời Nam, tr. 488.
[5] Stanley Karnow, Vietnam A History, tr. 126, 127.
[6] Ông Nguyễn Dậu, một nhân sĩ tỉnh Phú Yên, vốn là bạn thân với ông
Trương Kỳ Nguyên em ruột của ông Trương Tử Anh, lãnh tụ đảng Đại Việt,
thường đến chơi nhà cụ Trương Bội Hoàng (thân phụ của Trương Kỳ
Nguyên) được cụ cho biết khoảng 1942-43 khi cụ được ông Ngô Đình Diệm
mời ra Huế bàn chuyện hợp tác trong việc ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để,
trước khi gặp ông Diệm cụ Hoàng ghé thăm cụ Huỳnh Thúc Kháng để hỏi ý
kiến, cụ Huỳnh khuyên không nên, cho rằng ông Diệm là hạng người phong
kiến không thể làm cách mạng. Ông Nguyễn Dậu hiện sống ở California,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.