Mỹ.
[7] Nguyễn Văn Xuân, Phong Trào Duy Tân, tr. 156.
[8] Ông Trần Văn Dĩnh còn được ông Thiên Nhất Phương đề cập đến trên
bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại (số 33 năm 1978, tr. 35).
[9] Hoài Thanh & Hoài Châu, Thi Nhân Việt Nam, tr. 309.
[10] Đề cập đến tổ chức ông Diệm lúc bấy giờ, ông Trần văn Hướng, một
cán bộ ở Huế của ông Diệm, sau này đã hồi ức lại như sau (trích từ Nhật
báo Người Việt thứ Năm số 564, ngày 31/10/1985):
“... Tại Huế, cụ kết nạp một số rất đông thanh niên yêu nước chia thành
từng nhóm. Để tránh màn lưới mật thám Pháp, cụ đưa họ vào hoạt động
không lương tại các cơ quan Nhật như Toà Lãnh Sự, Sở Hiến Binh để theo
dõi hành động của Nhật cũng như cho Nhật biết mọi hành động chống Nhật
của Pháp, nhằm mục đích thôi thúc người Nhật sớm lật đổ chính quyền
Pháp giải phóng Việt Nam như Nhật đã từng tuyên bố.
... Ở các công sở Pháp cũng như của Nam triều, ở các đồn lính khố xanh
khố đỏ của Pháp, cụ Ngô đều có tổ chức các cộng tác viên nên mọi chỉ thị
của Pháp cụ đều rõ. Cũng nhờ vậy mà vào năm 1944, khi mật thám Pháp
vây nhà khám xét và định bắt cụ đưa đi an trí ở Xieng Khoang (Lào) thì cụ
đã được báo tin trước mấy ngày. Cụ có đủ thì giờ đi ẩn náu tại nhà của Phó
lãnh Sự Nhật tại Huế là ông Ishida.
... Mục đích hoạt động của cụ Ngô là lợi dụng thời cơ để thu hồi nền độc lập
cho Tổ Quốc, thành lập thể chế Quân chủ Lập hiến giống như Anh Quốc
với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm vua, và một chính phủ lâm thời do Cụ
làm Thủ tướng. Phương pháp hành động là dùng người Việt trong các cơ
quan và đồn lính Pháp nổi dậy lật đổ chính quyền Pháp với sự giúp đỡ của
quân đội Nhật.”
Ngoài ra, trong tác phẩm nghiên cứu Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí
(Chính Đạo, NXB Văn Hoá), phong trào Cường Để thân Nhật Bản của ông
Diệm - mà tên một thành viên được nhắc đến là Đỗ Mậu - cũng đã được nêu
lên nhiều lần. Điều này mặc nhiên phản bác luận điệu vô cơ sở của một linh
mục viết sách cho rằng ông Diệm không thân Nhật và phong trào Cường Để
không có thật.