Nhưng tất cả vấn đề là nếu “nó” không yên thì sao?
Và “Nó” đã không yên cho nên từ một đất nước thanh bình và một dân tộc
đoàn kết thời 1955–56, “Nó” đã đóng góp rất nhiều, quá nhiều, vào việc
biến thành một đất nước ly loạn và một dân tộc bị phân hóa vào năm 1962–
63. Và đến mấy tháng cuối cùng, khi bị cả dân tộc chống đối, khi bị kẻ thù
đe dọa, khi bị đồng minh khuyến cáo, và khi chồng tiến hành kế hoạch thỏa
hiệp với quân thù, thì “Nó” còn hống hách tuyên bố: “Ông Diệm không thể
cai trị miền Nam nếu không có chồng tôi. Trái lại chồng tôi có thể cầm
quyền lãnh đạo quốc gia dù không có ông Diệm” [22].
Nói tóm lại, ta thấy ông Diệm tuy chống Cộng nhưng là một thứ chống
Cộng bị điều kiện hóa chứ không được thúc đẩy và chỉ đạo bởi một cơ sở lý
luận vững chắc hoặc được chứng nghiệm bằng một quá trình đấu tranh sống
chết. Ông lại là một người hành xử vai trò lãnh đạo nhưng lại không có tư
cách và quyền lực của một nhà lãnh đạo. Đã thế bản tính ông lại nhu nhược,
dễ dãi, nhất là lúc phải đối phó với những vấn đề phức tạp và to lớn. Từ lâu,
ông đã tin tưởng tuyệt đối vào ông Ngô Đình Nhu là người em không những
ông thương yêu tin phục mà còn nể sợ nữa, đến độ gần như trao toàn quyền
lãnh đạo quốc gia cho em. Cho nên trong những năm 1962–63, trước những
khủng hoảng dồn dập, mà khủng hoảng nào cũng phức tạp và trầm trọng,
trước một tình thế vượt hẳn khả năng lý luận và khả năng đối phó của một
người như ông, ông đã an tâm trao hết vận mệnh của chế độ, của miền Nam,
vào tay vợ chồng Ngô Đình Nhu.
Ngay cả quyết định quan trọng nhất, và quái dị nhất, là chống Mỹ để thỏa
hiệp với Cộng Sản Hà Nội, ông cũng đã bị ông Ngô Đình Nhu thuyết phục
dễ dàng. Thái độ phủi tay trước những quyết định sinh tử đó của ông không
khác gì thái độ rửa tay để tránh trách nhiệm của viên Thống đốc Pontius