Nhân để điều khiển một lớp đào tạo cán bộ gần 40 khoá sinh, mà nội dung
giảng huấn gồm cả hai phần chính trị lẫn quân sự, nhằm mục đích xây dựng
cái lõi nhân sự đầu tiên cho một đơn vị quân chính tương lai.
Độ gần một tháng sau, nhân chuyến đi kinh lý ở Đồng Hới, ông Trần Văn
Lý có ghé thăm lớp huấn luyện và tỏ ra rất ngạc nhiên về những tiến bộ và
thành quả của khoá. Cùng đi với ông còn có kỹ sư Lê Thế Ngạc (hiện nay
đang ở Mỹ), lúc bấy giờ là Uỷ Viên của Hội Đồng Chấp Chánh, và ông Trần
Trọng Sanh, một lãnh tụ Việt Quốc tại Huế đang làm Giám đốc Công an
Trung phần (hiện ở Mỹ).
Song song với việc điều hành lớp huấn luyện, tôi bắt đầu tổ chức lại từ căn
bản phong trào ủng hộ ông Diệm trong địa phương của mình, đặc biệt là gây
dựng lại hệ thống nhân sự cho tổ chức. Vì Đồng Hới là cửa ngõ mở ra liên
khu Tư nhưng cũng là cửa thoát cho các phần tử quốc gia muốn rời bỏ Việt
Minh để "về tề", nên tôi đã thành lập một bộ phận chỉ chuyên điều nghiên
để kết nạp các phần tử này.
Hoạt động của tôi dù kín đáo bao nhiêu nhưng cuối cùng cũng không thoát
khỏi đôi mắt nghi ngờ của mật thám Pháp. Nghi ngờ đó biến thành thái độ
đối phó khi họ quyết định bắt tôi và ba đồng chí cốt cán của tổ chức lúc
khoá huấn luyện sắp kết thúc. Thế là ông Hiệu (trưởng ty Công an tỉnh
Quảng Bình), ông Đặng Phúc (một người bà con của ông Diệm), ông Phạm
Đăng Tải quận trưởng quận Lệ Thủy (hiện ở Mỹ) và tôi bị phòng Nhì Pháp
ập vào nhà riêng từng người bắt giam, và sau đó giải về phòng điều tra của
phòng Nhì Pháp tại Huế.
May mắn thay, nhờ có đồng chí kịp thời thông báo, ông Trần Văn Lý vội
can thiệp ngay với tướng Lebris, đang vừa là Uỷ Viên Cộng Hoà, vừa là Tư
lệnh quân đội Pháp ở miền Trung, nên chúng tôi được trả tự do.
Cuối tháng 12, Bảo Đại ký thông cáo chung với Cao uỷ Emile Bollaert,