VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 998

Sau chế độ Diệm lại đến chế độ quân phiệt, tham nhũng của Thiệu-Kỳ mà
riêng cung cách xử sự của ông Nguyễn Cao Kỳ tại Pháp cũng đã đủ làm mất
quốc thể và mất niềm tin của đồng bào rồi. Năm 1968, Phó Tổng thống
Nguyễn Cao Kỳ đến Paris với nhiệm vụ điều khiển, theo dõi những hoạt
động của phái đoàn Việt Nam tại Hòa Hội Paris. Được dịp sống nơi kinh đô
hoa lệ, đầu óc tếu và máu cao bồi của ông Kỳ lại nổi lên làm cho ông quên
mình là “phương diện quốc gia”. Ông Kỳ không nghĩ đến nỗi thống khổ của
đồng bào nơi quê nhà mà cũng không để ý đến những hy sinh của anh em
sinh viên tại Âu Châu vừa đi học vừa phải đi làm để sinh sống, vừa dấn thân
đấu tranh cho đại cuộc. Ông Kỳ lại đem vợ đi sắm sửa chưng diện nơi tiệm
may Dior, tiệm may sang nhất và đắt nhất của kinh đô ánh sáng; đưa vợ đi
trượt tuyết nơi vùng núi xa xôi và du hí tiêu xài vung vãi. Ông không nghĩ
đến bổn phận của mình, không giữ tác phong của nhà lãnh đạo làm cho
quốc tế chê cười và đối phương có thêm cơ hội tuyên truyền tạo chánh
nghĩa cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Cũng vì cấp lãnh đạo quốc gia như thế cho nên vào khoảng năm 1973, khi
bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳ và giáo sư Lê Văn Hùng gặp tôi tại Sài Gòn, tôi đã
trình bày cho họ biết bệnh tình miền Nam đã hết thuốc chữa. Bác sĩ Quỳ và
giáo sư Hùng vốn chưa bao giờ quen biết tôi nhưng khi về nước tham quan
họ ghé đến thăm tôi. Tôi còn nhớ hình ảnh bình dị và những lý luận chính
trị sắc bén của bác sĩ Quỳ khi ông ngồi đàm đạo với tôi suốt ba bốn tiếng
đồng hồ tại góc sân nhà tôi nơi đường Gia Long trong đêm tối. Tôi còn nhớ
nhà khoa học danh tiếng Lê Văn Hùng đã làm cho tôi hết sức ngạc nhiên khi
ông đến thăm tôi vào một trưa hè nắng chói bằng chiếc xe đạp cọc cạch và
bộ áo Kaki bạc màu. Tôi khen thầm hai ông xứng đáng là những chiến sĩ
gương mẫu, nhưng vì vận nước đảo điên, sau này hai ông đều trở thành
những người thất chí tự chấm dứt mọi hoạt động chính trị.
Còn đối với các sinh viên trẻ, họ đau đớn chấp nhận cái bất hạnh của quốc
gia do những kẻ tự xưng là nhà lãnh đạo gây ra, họ vẫn kiên cường với lý
tưởng đấu tranh chống Cộng. Họ vẫn giữ được truyền thống kẻ sĩ của dân
tộc, vừa học tập vừa phục vụ đất nước, nhờ vậy mà họ vẫn bảo tồn được ý
chí đưa hoạt động của Tổng Hội Sinh Viên Paris lên đến cao điểm vào năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.