VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 996

Nhưng rồi cuối cùng, tướng Khánh và một số nhân viên chính phủ thấy vấn
đề chống Cộng của Việt kiều trên đất Pháp là cấp thiết nên đã chấp thuận
cho trên 800 sinh viên ra đi, mà lần này đa số là các sinh viên đã từng theo
học chương trình Việt ở bực Trung học chứ không phải hoàn toàn từ các
trường Tây như trước.
Trước khi các sinh viên này lên đường, tôi đặc biệt mời một số mà tôi tin là
họ có thể trở thành cán bộ đấu tranh nồng cốt đến văn phòng hay nhà riêng
của tôi để vừa khuyến khích họ chăm lo học hành vừa động viên tinh thần
đấu tranh chống Cộng của họ. Tôi thiết tha nói với họ rằng nếu chẳng may
đất nước rơi vào tay Cộng Sản thì dù họ có trở thành nhà khoa bảng, mảnh
bằng cấp của họ cũng chỉ sẽ có giá trị của một chứng minh thư hành nghề
của kẻ đi làm thuê, đi làm công... cho thiên hạ mà thôi.
Quả thực họ đã không phụ công tôi đã đấu tranh với chính phủ Khánh để họ
được ra đi, nhất là họ cũng đã không phụ lòng kỳ vọng âm thầm của riêng
tôi. Họ ra đi với mớ tuổi còn non trẻ chưa đến 20, họ ra đi với mớ tiếng
Pháp còn bập bẹ, họ đến một môi trường xa lạ, bỡ ngỡ nhưng nhờ một số
lớn được trang bị bằng hương khói của những buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
và bằng không khí của cuộc biểu tình ngày Quốc Hận, cho nên dù họ mới ra
đi vào tháng 8, tháng 9 năm 1964 mà đầu năm 1965 họ đã đem lại luồng gió
mới cho khối người Việt quốc gia đang trú ngụ nơi quê hương ông De
Gaulle.
Hai mươi năm qua tại Pháp và đặc biệt tại Paris, Cộng Sản Việt Nam chiếm
độc quyền chính trị và độc chiếm rạp Maubert Mutualité (Quận 5) làm diễn
đàn công kích người quốc gia, trong lúc người Việt quốc gia, kể cả những
thành phần đối lập với cả hai chính quyền Bắc-Nam, vẫn như những kẻ
mang mặc cảm tội lỗi, chỉ hoạt động âm thầm, lẻ tẻ, đơn độc để mặc cho
Cộng Sản thao túng hoành hành. Lá cờ vàng ba sọc chỉ được phất phới nơi
trụ sở của Tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa mà thôi.
Nhưng đến đầu năm 1965, với sự cộng tác của một số ít sinh viên đi trước,
với sự dìu dắt của các bậc đàn anh như bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳ (hiện ở
Pháp) như giáo sư Lê Văn Hùng (hiện ở Mỹ) và với quyết tâm đem chuông
đi đánh xứ người, nhóm sinh viên trẻ tuổi 1964 đã lật ngược được thế cờ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.