VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 994

gác bút nghiên đáp lời sông núi sau gần 100 năm dân tộc quê hương đắm
chìm trong tăm tối, tiếc thay họ đã bị lãnh tụ Cộng Sản Hồ Chí Minh lừa
dối; thế hệ 1954 khoán trắng việc quốc gia cho “chí sĩ Ngô Đình Diệm” để
rồi bị tê liệt bởi chính sách tôn giáo trị và gia đình trị của chế độ; thế hệ
1963 lại vùng lên như vũ bão để phá xiềng xích độc tài, bất chấp khủng bố
và lao tù. Nhưng sau ngày cách mạng 1963, như đám người từ trong bóng
tối lao đầu ra ánh sáng, thiếu kỹ thuật đấu tranh, thiếu lý thuyết cách mạng,
thanh niên bị tha hóa vì nhiều thế lực. Do đó, với cuộc biểu tình hôm nay,
tôi muốn trả lại cho thanh niên cái hùng khí để cùng vào đường đấu tranh
chung, mà trước hết là khước từ những mê hoặc của Cộng Sản và khước từ
đầu óc phe phái của phía “quốc gia”, để cùng nhau đoàn kết tạo dựng một
chủ lực sắt đá cho quốc gia trong công cuộc chống Cộng cứu nước và xây
dựng lại quê hương.
Việc cấp bách thứ tư là tạo lại thế chủ động cho người Việt chống Cộng tại
hải ngoại mà đặc biệt là tại Pháp. Nước Pháp có thể coi như là cha đẻ của
Hội nghị Genève, của hiệp ước chia đôi đất nước, là ngã tư chính trị quốc tế
do De Gaulle đang cầm quyền, một nhân vật có nhiều uy tín trong những
vận động quốc tế mà lại chủ trương thống nhất hai miền Bắc-Nam Việt Nam
theo những điều khoản của hiệp định Genève, tức là làm lợi cho Cộng Sản
Hà Nội.
Dưới chế độ Diệm, ảnh hưởng của Tòa đại sứ Việt Nam Cọng Hòa tại Pháp
không ra khỏi hai tòa nhà số 45 và 89 trên con đường De Villiers tại Paris
quận 17. Đại sứ Phạm Duy Khiêm, tuy là trưởng một nhiệm sở ngoại giao
Việt Nam nhưng hoàn toàn bị chính quyền Pháp điều động, đến nỗi ngay cả
chuyện nhỏ như phương tiện di chuyển cũng không giám sử dụng một loại
xe nào khác hơn là thứ xe Citroen do Pháp chế tạo. Sau ông Phạm Duy
Khiêm lại đến ông Phạm Khắc Hy, một vị Đại sứ tham nhũng bị Pháp coi
thường. Suốt gần 9 năm dưới thời hai ông Đại sứ nói trên, Việt kiều và sinh
viên tẩy chay Tòa đại sứ, người quốc gia không giám nhận mình là người
của chế độ miền Nam. Mỗi lần cần đến Tòa đại sứ vì những vấn đề lãnh sự
hay vì chuyển ngân, họ phải đến âm thầm vì sợ người đồng hương biết
được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.