Các vua hùng và vương quốc Văn Lang
Các phát hiện khảo cố học, đặc biệt sự khai quật một loạt di chỉ đá mới
dọc sông Hồng, từ Phú Thọ đến gần Hà Nội, lịch sử huyền thoại như các sử
biên nên kể lại, những chỉ dẫn trích từ các tác giả Trung Quốc cổ, đều khớp
với nhau để đưa ra những thông tin ít nhiều chính xác về những buổi đầu
của lịch sử Việt Nam.
Các sử gia Trung Quốc đầu tiên gọi tên và Bách Việt gồm những cư dân
sống ở các vùng của phía nam Trung Quốc, phía nam sông Dương Tử.
Thực ra đó là một danh từ chủng loại bao gồm những nhóm tộc người khác
nhau, trong đó nhóm Lạc Việt chiếm cứ các đồng bằng và các miền ven
biển của Bắc Việt Nam hiện nay cũng như một phần tỉnh Quảng Đông của
Trung Quốc hiện nay.
Người Lạc Việt lúc đó gồm mười lăm bộ lạc đã định cư. Là nhà nông, họ
trồng lúa nước, xăm mình bằng những hình thủy quái, ăn trầu, nhuộm răng
đen, xát gạo bằng tay. Một loạt huyền thoại có ý nghĩa gắn liền với thời kỳ
đó.
Vua Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ sinh ra một trăm con trai. Một hôm
vua nói với vợ: ''Ta là dòng giống Rồng, nàng là dòng giống Tiên, chúng ta
phải chia tay''. Vua mang năm mươi người con trai xuống đồng bằng, còn
năm mươi người con trai kia theo mẹ lên núi. Lạc Long Quân truyền ngôi
cho một người con trai, mở đường cho một triều đại mười tám vua nối tiếp
nhau lấy tên là Hùng Vương. Theo lịch sử truyền thuyết, triều đại các vua
Hùng được thành lập cách đây bốn nghìn năm.
Vương quốc có tên là Văn Lang, là một liên hiệp của mười năm bộ lạc
mà hạt nhân là bộ lạc Mê Linh, đóng ở vùng Bạch Hạc, gần Việt Trì ngày
nay. Các vua Hùng cai trị thông qua các lạc hầu(quan văn) và lạc
tướng(quan võ) và những viên chức phụ trợ gọi là bố chính. Vua thì cha
truyền con nối, các lạc hầu và lạc tướng chắc cũng vậy: một tầng lớp quý