VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 27

hơn của văn minh Hán, các giai cấp lớp trên của người bản xứ chịu ảnh
hưởng nước ngoài nhiều hơn dân chúng các cộng đồng làng xã. Tuy nhiên,
vẫn thấy rõ nghệ thuật Đông Sơn, với những trang trí và những tượng nhỏ
đặc trưng của nghệ thuật đó.

Cùng với Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cũng du nhập vào Giao Chỉ.

Phật giáo đến từ Ấn Độ bằng đường biển và từ Trung Quốc bằng đường bộ,
đã có mặt từ thế kỷ thứ hai sau C.N và đến thế kỷ thứ sáu, trong thành Luy
Lâu(tỉnh Hà Bắc ngày nay), người ta đã có thể đếm được 20 ngọn tháp, 500
nhà sư và 15 Kinh Phật đã được dịch. Còn Đạo giáo thì đã pha trộn với
những tín ngưỡng địa phương, sinh ra những phép ma thuật, phép chữa
bệnh hay phép tu khổ hạnh. Đặc điểm chính của các tôn giáo này là không
dẫn đến một sự cuồng tín nào, các tôn giáo không loại trừ lẫn nhau, nhờ đó
mà đã duy trì được sự đoàn kết trong lòng cộng đồng dân tộc(đối với Công
giáo được du nhập sau này vào thế kỷ thứ XVII thì không thể.)

Với sự chinh phục của người Hán, xã hội Việt Nam biến đổi dần dần

thành một xã hội phong kiến. Theo pháp luật, toàn bộ ruộng đất thuộc về
nhà vua, tất cả các thành phần dân chúng đều là những thần dân của ông ta,
phải đóng thuế, đi sưu và chịu những tạp dịch khác. Tuy nhiên các làng xã
nông thôn ít nhiều vẫn giữ được quyền tự trị. Để đảm bảo quyền thống trị
của họ, bọn phong kiến Hán chủ trương thành lập những ''ấp quân sự'': binh
lính, tù chính trị hay thường phạm, những kẻ nghèo đói đến từ Trung Quốc
được tuyển mộ cùng với những phần tử người Việt Nam mất gốc, những
nông dân phá sản, để khai phá đất đai dưới sự chỉ huy của những sĩ quan
hay viên chức. Đồng thời hình thành những ấp trại riêng thuộc quyền sở
hữu của những viên chức người Trung Quốc ở lại hẳn không về nước, hay
những phần tử người bản xứ quy phục bọn thông trị người Hán, xuất thân
từ những tầng lớp cai trị cũ hay những hương chức của các cộng đồng làng
xã. Sau thế kỉ thứ hai sau C.N, một số người Việt Nam có học có thế giữ
những chức quan và nhờ đó tạo cho mình những đất tư. Trong các ấp quân
sự và các đất tư có nô lệ làm việc. Trong các ngôi mộ thuộc thời kì này,
người ta tìm thấy những mô hình bằng đất nung của những ấp trại này với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.