VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 316

Phải ghi nhận rằng, nhân dân các vùng tạm chiếm đã góp phần đáng kể

cho kháng chiến về gạo, hàng hóa và tiền. Cuộc chiến tranh kinh tế, cũng
như chiến tranh du kích, diễn ra ngay trong vùng hậu phương của địch.

Tại các vùng tự do, cũng đã có một nỗ lực lất lớn trong lĩnh vực giáo

dục. Cuộc đấu tranh chống nạn mù chữ khởi đầu từ năm 1945, vẫn tiếp tục
với một quy mô như vậy, luôn luôn vẫn là một phong trào quần chúng, mỗi
năm lôi cuốn hàng triệu con người. Nhiều lớp đào tạo cấp tốc được mở ở
các công xưởng và các cơ quan. Kể từ năm 1948, nhiều lớp nghiệp vụ
thường xuyên được mở. Ngay từ năm 1950, 1.802 học viên học xong các
lớp đào tạo đã được sử dụng ở nhiều xí nghiệp và cơ quan Nhà nước. Nhiều
trường cao đẳng(y, sư phạm, công chính) được thành lập. Khóa đầu tiên ra
trường năm 1953 có đến 1.200 người tốt nghiệp. Ngành giáo dục phổ thông
cũng phát triển mặc đầu thiếu giấy, thiếu sách. Việc đào tạo cán bộ các dân
tộc thiểu số được đặc biệt chú ý. Nhiều chiến sĩ chấp nhận hy sinh tính
mạng nếu cần, tình nguyện đi vào các vùng địch chiếm để dạy cho dân đọc
và viết.

Sau nhiều năm nỗ lực, kháng chiến Việt Nam tiến vào năm 1950, với

những lực lượng vũ trang tương đối mạnh, có hậu phương vững chắc, một
chính quyền gắn bó chặt chẽ với nhân dân và được nhân dân hoàn toàn tin
tưởng. Cuộc kháng chiến của Việt Nam sẵn sàng để thực hiện những bước
tiến mới trong tất cả các lĩnh vực.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.