Tổ chức hành chính, quân sự và tư pháp
Ngay từ đầu, nhà Lý đã ra sức củng cố bộ máy Nhà nước. Cả nước chia
thành 24 tỉnh, giao cho những người thân cận với hoàng tộc cai quản. Đó là
một chế độ quân chủ tập quyền cai trị thông qua một tầng lớp quý tộc. Các
hoàng thân có những thái ấp riêng với những lực lượng vũ trang riêng.
Triều đình được phân chia theo tôn ti rất ngặt ngèo với hai hàng quan văn
và quan võ. Các viên quan này không ăn lương và sống bằng tô thuế thu
được từ dân chúng dưới quyền của họ. Nhưng dần dần xuất hiện một tầng
lớp quan lại bàn giấy được nhà vua trả lương bằng những thứ thuế đánh vào
ruộng đất, vào các sản phẩm thủ công, các lâm sản, các hoạt động giao dịch
trao đổi ở các chợ. Sự cai trị mất dần tính chất gia đình.
Các nhà sư đóng vai trò quan trọng làm cố vấn cho nhà vua: vị vua sáng
nghiệp của nhà Lý sở dĩ đã lên ngôi được là nhờ sự ủng hộ của một nhà sư
nổi tiếng - sư Vạn Hạnh, nhà sư Viên Thông được hưởng những vinh dự
chính cho thái tử.
Chỉ đến năm 1242, dưới triều Trần, chế độ quân chủ mới đặt ra các chức
vụ ở cấp làng xã. Trước đó, bộ máy cai trị của nhà vua chỉ đến cấp tỉnh và
huyện.
Chế độ quân chủ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một quân đội
hùng mạnh. Các nông nô không được gia nhập quân đội và các chức vụ chỉ
huy chỉ được giao cho các thành viên những gia đình quí tộc, các cấp chỉ
huy cao chỉ dành cho thành viên của hoàng tộc. Một đội cận vệ đặc biệt có
nhiệm vụ bảo vệ nhà vua và cung điện. Nghĩa vụ quân sự được mở rộng ra
cho tất cả dân chúng, trừ nông nô; những kẻ sung vào quân ngũ thực hiện
huấn luyện có thời hạn, rồi thay phiên nhau trở về làng tiếp tục công việc
nhà nông.
Đó là danh sách nông - binh cho phép khi cần có thể động viên những
lực lượng quan trọng. Việc huấn luyện được tiến hành đều đặn và theo ý