Sự rêu rã của hệ thống thực dân mới
Chế độ Thiệu cũng như danh sách thực dân mới của Mỹ không chỉ phải
đương đầu với một Chính phủ Cách mạng lâm thời đã được thiết lập vững
vàng ở những vùng giải phóng, mà còn vấp phải sự chống đối của nhân dân
ngày càng tăng ở các thành thị và các vùng nông thôn mà ít nhiều họ còn
kiểm soát. Việc kí Hiệp định Paris, việc rút các lực lượng quân sự Mỹ,
chính sách hòa hợp dân tộc được Chính phủ Cách mạng lâm thời xác định
rõ ràng, việc Hiệp định Paris chính thức thừa nhận lực lượng thứ ba, tất cả
các nhân tố ấy đã truyền một luồng sinh khí mới vào phong trào rộng lớn vì
hòa bình, độc lập, vì các quyền tự do dân chủ, vì sự bảo tồn nền văn hóa
dân tộc và những thuần phong mỹ tục, một phong trào vốn đã luôn khuấy
động đông đảo quần chúng nhân dân các đô thị.
Thiệu và các quan thầy Mỹ đã tiên liệu những điều đó. Trong những
tháng trước đình chiến, Thiệu đã cho thi hành một loạt biện pháp để tăng
cường hệ thống kìm kẹp vốn đã đè nặng lên dân chúng. Những sắc lệnh,
điều luật kế tiếp nhau ra đời nhằm hạn chế thêm nữa chút tự do nhỏ nhoi
còn tồn tại trong chế độ Thiệu.
Tháng 8 năm 1972, một sắc luật bãi bỏ việc bầu các trưởng thôn và
trưởng xóm, để chí quyền bổ nhiệm họ. 7000 sĩ quan được chỉ định nắm
các chức vị ấy, không kể 10.000 sĩ quan khác được bố trí giữ chức vụ an
ninh ở các làng xã. Cũng tháng 8 năm 1972, sắc luật 007 áp đặt cho ngành
báo chí những điều kiện hà khắc đến mức chỉ còn 18 trong số 40 tờ báo
hiện có được phép tiếp tục ra mắt độc giả; một số lớn những tờ báo còn
sống sót đó lại do chính quyền kiểm soát và đài thọ. Từ tháng 9 năm 1972,
các báo phải nộp một khoản tiền bảo lãnh là 20 triệu đồng để dự phòng
những khoản tiền phạt phải trả; mọi sáng kiến không có may mắn làm vừa
lòng các nhà chức trách, đặc biệt là việc phổ biến những tin tức không có
lợi cho chế độ - loại này không thiếu - có thể bị kết án 5 năm từ giam và 5
triệu đồng tiền phạt. Như thế, thực tế là đóng cửa tất cả các tờ báo ít nhiều