về quân sự kinh tế, tư tưởng đã dẫn đến hậu quả là có nhiều phần tử trong
nhiều năm, tạm thời tách mình ra khỏi phong trào dân tộc, thường là náu
mình bằng cách ở ẩn, nhưng dần dần họ cũng ý thức được sự cần thiết phải
chiến đấu để cứu dân tộc cùng với các truyền thống và phong tục tốt đẹp,
cứu toàn thể xã hội khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn. ''Lực lượng thứ ba'' đã xuất
hiện như thế và càng ngày càng tự biểu hiện nhiều hơn bằng hành động, các
chiến sĩ của họ cũng tiếp bước các chiến sĩ của phong trào cách mạng đi
vào nhà tù, ở đó chính sách hòa hợp dân tộc có thể nói là đã tìm thấy một
địa bàn lý tưởng. Đối với Việt kiều ở nước ngoài cũng vậy, nhất là ở Pháp,
nơi mà người của Chính phủ Cách mạng lâm thời và của nhiều nhóm phái
khác, kể cả những người trước đây đã công khai ủng hộ Mỹ, tập hợp nhau
lại để cùng đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris và vạch trần các thủ
đoạn của Washington và Sài Gòn.
Sự chống đối ngày càng tăng của dân chúng đã buộc Thiệu phải cải tổ
Chính phủ Sài Gòn nhiều lần, phải đình chỉ việc thu thuế giá trị gia tăng đối
với một số lớn hàng hóa; tháng 6 năm 1974, Thiệu buộc phải cấm các thành
viên của chính quyền, của quân đội và cảnh sát không được tham gia các
nhóm chính trị. Sự chống đối lan cả vào ''hạ nghị viện''. Tháng bảy, 58 nghị
sĩ ký tên vào một kiến nghị đòi Chính phủ phải giải trình về việc thi hành
Hiệp định Paris, về nạn hối lộ, buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác. Nhiều ủy
ban, nhiều tổ chức được thành lập đòi thi hành Hiệp định Paris, phóng thích
các tù nhân chính trị.
Tháng bảy, 30 tu sĩ công giáo họp ở Cần Thơ lên án tệ tham nhũng của
chính quyền Thiệu. Phong trào chống tham nhũng lớn dần lên, trong khi
các nhà lãnh đạo Phật giáo lên án chính quyền Thiệu đi theo vết xe của Ngô
Đình Diệm đàn áp Phật giáo, kêu gọi bảo vệ hòa bình và Hiệp định Paris.
Đến tháng chín, 30.000 người ở Huế xuống đường đòi Thiệu từ bỏ hệ thống
cai trị bằng bạo lực, và phải trả lời bản cáo trạng buộc tội y và vợ về tội
tham nhũng.
Điều có ý nghĩa là giáo hội Công giáo vốn từng ủng hộ một cách quyết
liệt Ngô Đình Diệm rồi Nguyễn Văn Thiệu, nay rốt cuộc cũng đi đến chỗ