VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 435

tấn công; ngày 24, sân bay Phú Bài bị pháo kích dữ dội. Ngày 25, các lực
lượng giải phóng tiến vào nội thành, các lực lượng Sài Gòn vội tháo chạy ra
dải cát ven biển Thuận An. Lá cờ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời phấp
phới trên thành phố Huế, kinh đô thời nhà Nguyễn. Ngày 26, thành phố
được hoàn toàn giải phóng, nhà cửa của dân, các cơ quan công sở lớn các
đền đài, dinh thự hầu như còn nguyên vẹn(

63

). Trong cuộc rút lui vội vã

bọn tay chân Sài Gòn vấp phải sự kháng cự của dân chúng và của một bộ
phận nhân viên, binh lính và công chức của chính chế độ Sài Gòn, đã
không thể thực hiện được kế hoạch phá hoại như chúng dự định. Ngày 27
và 28, các lực lượng Sài Gòn dồn ứ lại trên bờ biển vì tàu thuyền của hải
quân đến đón họ bị pháo binh của quân giải phóng tấn công. Một bộ phận
lớn bị kiệt quệ đã đầu hàng.

Trận đánh Thừa Thiên-Huế đã làm cho Sài Gòn bị mất sư đoàn 1 bộ

binh, 15.000 người bị bắt làm tù binh, trong đó có khoảng một trăm sĩ quan
cao cấp, một nghìn xe và 300 khẩu pháo.

Tỉnh Thừa Thiên với diện tích 5.672km2, 600.000 dân, với tỉnh lỵ là

Huế, trọng tâm chính trị văn hóa, lịch sử có tầm quan trọng hàng đầu cùng
với tỉnh Quảng Trị chiếm một vị trí rất nhạy cảm về phương diện chiến
lược. Trong suốt cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I, địa bàn Huế- Đà
Nẵng bị quân đội Pháp chiếm giữ rất vững chắc. Giặc Mỹ đã biến Huế
thành một pháo đài quân sự và một trung tâm chính trị-văn hóa quan trọng,
vì Huế ở gần kề với miền Bắc. Năm 1968, dân chúng và các lực lượng vũ
trang yêu nước đã giải phóng thành phố, nhưng giặc Mỹ đã dùng tất cả sức
mạnh để chiếm lại. Năm 1972, Bộ chỉ huy Mỹ cũng đã cố gắng hết sức để
bảo vệ thành phố này.

Trong thời gian này, lực lượng giải phóng ở các tỉnh khác cũng không

ngồi yên. Ngày 20 tháng 3, An Lộc cách Sài Gòn 70 km về phía tây bắc
được giải phóng, toàn bộ tỉnh Bình Long, trong đó có An Lộc, chuyển vào
tay Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Như vậy, tỉnh Tây Ninh cùng với tỉnh
lỵ của nó đặc biệt bị uy hiếp. Ngày 24, Tam Kỳ, tỉnh lỵ Quảng Tín được
giải phóng, ngày 25, toàn bộ tỉnh Quảng Ngãi cùng với tỉnh lỵ hoàn toàn do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.