Chú thích
1
. Pleistocène: Có sách gọi là Thời Cánh tân, chia làm 3 giai đoạn: sơ kỳ,
trung kỳ và hậu kỳ, tương đương với thời đại Đá cũ(B.T.)
2
. Homo sapiens còn gọi là người hiện đại.
3
. Các cuộc khai quật do các nhà khảo cổ tiến hành theo quan điểm Việt
Nam từ 1959, tập trung chủ yếu vào các địa điểm sau đây: Thiệu Dương,
tỉnh Thanh Hoá; Cổ Loa, gần Hà Nội; Việt Trì; nhiều di chỉ thuộc tỉnh Phú
Thọ; Đào Thịnh, tỉnh Yên Bái; các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông, Hà Tĩnh, Hoà
Bình, Bắc Giang v.v... Các cuộc khai quật này cũng phát hiện ra nhiều di
tích của thời đại đồ đồng. Những phát hiện này đã gợi ý cho nhiều đề tài
nghiên cứu và gây ra nhiều tranh luận trong giới sử học việt Nam.
4
. Đoạn này cũng như hai đoạn trích của Lê Văn Hưu và Lê Quát dưới
đây, lấy theo bản dịch đã in trong "NGUYỄN KHẮC VIỆN - tác phẩm''
Tập I, 2003("Bàn về đạo Nho").
5
. Rất tương phản với các nhà thờ công giáo lạc lõng giữa các xóm làng
Việt Nam, tìm cách ngự trị cả thiên nhiên.
6
. Trong nguyên bản tiếng Pháp, tiếp theo là toàn văn ''Bình Ngô đại
cáo". Bản dịch ra tiếng Pháp của BS. NKV. Chúng tôi in song ngữ PHÁP-
VIỆT tác phẩm này, do vị trí quan trọng của văn bản trong lịch sử Việt
Nam, đồng thời để những độc giả biết tiếng Pháp đối chiếu và hiểu thêm
nghệ thuật dịch của BS. NKV(BT.)
7
. Điếu phạt: do câu ''điếu đàn phạt tội'' ở Kinh Thư, nghĩa là: Thương
xót nhân dân, đánh kẻ có tội.
8
. Lưu Cung: vua Nam Hán, sai con là Hoằng Thao đem quân xâm lấn
nước ta, bị Ngô Quyền đánh bại. Cung sau đổi tên là Nghiễm. Bản Hoàng
Việt văn tuyển viết là Nghiễm.
9
. Triệu Tiết: Tướng nhà tống, đem quân sang đánh nước ta đời Lý, bị Lý
Thường Kiệt đuổi chạy.