Ưu thế của Phật giáo
Phật giáo đạt mức cực thịnh dưới triều Lý bởi nhà Lý lên ngôi là có sự
giúp sức của giới tăng lữ Phật giáo. Vì vậy giới này đã được đền đáp bằng
những đặc quyền cao nhất. Các vua nhiều khi đích thân quan tâm đến vấn
đề học thuyết và dùng những nhà sư làm cố vấn. Các nhà chùa có những
đất đai rộng lớn do nông nô trồng trọt và các nhà sư được miễn thuế và
nghĩa vụ quân sự. Các vua và vương hầu xây dựng nhiều chùa chiền, đúc
chuông, đỡ đầu việc truyền bá các kinh Phật. Năm 1018, vua Thái Tổ cử
một phái bộ sang Tướng Quốc thỉnh kinh Tam Tạng. Năm 1068, vua Thái
Tông đỡ đầu việc thành lập giáo phái Thảo Đương, và nhiều vua trở thành
tổ sư của những giáo phái của đạo Phật. Các vương hầu cũng theo gương.
Nhiều chùa đẹp đã được xây dựng từ thời nhà Lý, trong đó một số còn tồn
tại đến ngày nay; chùa Quán Thánh ở Hà Nội, xây dựng năm 1102, chùa
Diên Hựu(1049), chùa Báo Thiên(1056), chùa Keo ở tỉnh Thái Bình.
Hoàng hậu Ỷ Lan bị buộc tội ám sát một trong những kẻ tình địch của
mình, đã cho xây dựng suốt đời mình hàng trăm ngôi chùa để sám hối.
Những giáo phái và trường phái Phật giáo Việt Nam được thành lập. Sau
chiến thắng quân Mông Cổ năm 1293, vua Trần Nhân Tông bỏ ngôi vua rời
về một tu viện với hai nhà sư khác và lập ra phái Trúc Lâm. Từ thời Trần
còn lại một tác phẩm có tính triết lý là Khóa Hư Lục, mà đoạn thơ sau đây
có thể cho ta một ý niệm:
Không gì sinh ra
Không gì mất đi
Khi người ta hiểu
phật hiện ra tức thì
Và vòng luân hỏi châm đứt
Vua Trần Thái Tông, trị vì từ năm 1225 đến 1258, trong lời tựa cho một
tác phẩm về đạo lý, kể lại ông đã từng muốn rũ bỏ hết tất cả để toàn tâm