cái khung của bức tranh phong cảnh và những gióng chuông chùa sớm
chiều chầm chậm điểm từng tiếng một trong bầu không khí tĩnh lặng hình
như cũng là một bộ phận của thiên nhiên.(
)
Quy mô của một số ngôi chùa rất lớn, đủ sức chứa được hàng nghìn
khách thập phương luôn kéo đến vào những ngày lễ lớn. Có một số chùa
như chùa Diên Hựu, gọi là chùa Một Cột, được xây đựng năm 1049, chỉ
đơn giản gồm có một cây cột đá dựng giữa một vùng nước giống như một
tấm gương, trên đỉnh cột là một tòa bằng gỗ đường nét thanh nhã, toàn bộ
giống một bông sen nở trên ngọn cành sen.
Mô-tip bông sen thường hay được sử dụng trong xây dựng. Bông sen là
biểu tượng của cái đẹp và sự trong sáng bởi nó ''gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn''. Những cây cột cũng thường được dựng trên những chân cột hình
bông sen, có những chiếc cột như thế bằng đá đôi khi có kích chiều rất lớn,
như vết tích hiện còn lại của một chiếc cột của chùa Giạm được dựng năm
1086, chân cột có đường kính 4,5 m và thân cột có chu vi 3,5 m. Xung
quanh chân những cây cột này là những viên đá được trang trí hình ngọn
sóng, gây ấn tượng những chiếc cột nổi lên giữa một đại dương đang nổi
cơn cường nộ. Chiếc cột vừa nhô lên khỏi mặt nước tức thì một cặp rồng
đến cuốn quanh thân cột, mình rồng uốn khúc mềm mại nhưng tràn đầy sức
mạnh.
Chùa có mái cong và thường có một tòa tháp, có những tháp cao đến
mười hai tầng. Ngoài mặt kiến trúc, các chùa này còn đặc sắc ở sự phong
phú về các tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật tạc tượng.
Ở chùa Phật Tích, các chân cột mang những hình điêu khắc trên đá thể
hiện ở chính giữa một cây bồ đề(nơi Đức Phật đã đạt Đại Giác hoàn toàn),
với hai tín đồ đang dâng lễ vật và sau lưng họ là bốn nhạc công vừa múa
vừa chơi các loại nhạc cụ. Có hoa rải khắp hiện trường. Không khí vui tươi,
các động tác mềm mại không chút gì gợi đến những suy tư của nhà Phật về
tính hư vô của sự vật.
Những di vật còn lại ở vùng ngoại ô tây bắc của Hà Nội, nơi có cung
điện của các vua nhà Lý, cho thấy sự phong phú rất mực của các kiểu chạm