Nghệ thuật thời Lý - Trần
Nhờ độc lập và ổn định, một nền nghệ thuật dân tộc đã có thể phát triển
mặc dù vẫn mang dấu ấn ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa và một phần
thứ yếu của nghệ thuật Chàm. Dưới thời Lý, ảnh hưởng Chàm rõ nét đặc
biệt trong âm nhạc Theo sách An Nam chí lược, dưới thời Trần “người ta
chơi thứ trống tiểu hình trụ của Chiêm Thành tiếng thanh và trong. Loại
trống tiểu cổ này được dành cho nhã nhạc dùng riêng cho nhà vua, cả các
vị hoàng thân và đại thần cũng không được phép dùng nhã nhạc, trừ trong
nghi lễ. Các thứ đàn cầm, tranh, tì bà có bảy hoặc hai dây, các thứ sáo thì
bất cứ ai dù sang hay hèn, cũng đều được dùng. Các bản nhạc được chơi
nhiều vô kể”.
Sân khấu chèo dân gian xuất hiện hồi thế kỷ thứ X, tiếp tục phát triển.
Một tù binh bắt được trong cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông Cổ
tên là Lý Nguyên Cát đã có những đóng góp lớn cải tiến sân khấu tuồng cổ
điển.
Ở triều đại nhà Lý, hai ngành nghệ thuật sáng chói nhất là kiến trúc và
làm gốm. Sự phát triển mạnh mẽ của đạo Phật đã sản sinh ra rất nhiều chùa
chiền, mà một số trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất, đã tồn tại cho đến
ngày nay. Nhưng không may là những tàn phá vì chiến tranh và khí hậu đã
hủy hoại gần hết những công trình nghệ thuật của thời kỳ đó. Những gì còn
sót lại chỉ đủ để cho chúng ta một ý niệm về những gì đã từng được xây
dựng. Một số công trình thuộc đời nhà Lý đã bị các sử gia Pháp nhầm lẫn
gán cho một thời kỳ trước đó, thời kỳ Đại La(thế kỷ IX).
Trên bia Linh Xung dựng năm 1126, viết rằng bất kỳ ở đâu có cảnh đẹp
thì ở đấy có dựng một ngôi chùa, một trong những nét kiến trúc đại diện
chủ yếu của những ngôi chùa này là hòa mình vào với cảnh vật xung
quanh, nhà cửa lồng vào trong cây cỏ xanh tươi, vườn và suối là một bộ
phận hợp thành của tổng thế kiến trúc; thường thường là một ngọn đồi, một
dòng sông hay suối nhỏ lượn quanh hoặc chảy qua trước ngôi chùa như một