lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại
trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi phỏng có được không?”
Trong số những tác giả đã để lại những tác phẩm văn học có Mạc Đĩnh
Chi(mất năm 1346), Trương Hán Siêu(mất năm 1354), Chu Văn An(mất
năm 1370), Nguyễn Trung Ngạn(1289 - 1370), Phạm Sư Mạnh(mất năm
1345) đã cầm đầu một sứ bộ Trung Quốc, Lê Quát, Trương Hán Siêu, trong
một bài thơ nổi tiếng ca ngợi hai trận chiến thắng năm 939 và năm 1288,
trên sông Bạch Đằng kết thúc bằng hai câu thơ:
“Kẻ thù đã chạy, hòa bình được lập lại cho đến ngàn năm
Công lao không phải của đất đai, mà là của các đức tính của con
người.”
Thời kỳ này còn để lại hai tác phẩm có khuynh hướng tôn giáo là Việt
điện u linh, tuyển tập nhũng truyện kể về các vị thần trên, những danh nhân
hiển thánh được cho là tác phẩm của Lý Tế Xuyên và Thiền uyên tập anh,
tuyển tập về thân thế và trước tác của những nhà sư cho đến đời nhà Trần.
Văn học chữ Nôm đã xuất hiện ở thế kỷ XIV, với Nguyễn Thuyên và
Nguyễn Sĩ Cố, nhưng các tác phẩm của họ được kể trong sử biên niên ngày
nay không còn. Truyền thống kể rằng khi vua Trần Nhân Tông gả công
chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành để đổi lấy hai châu Ô và Lý, đã nở
rộ những bài thơ Nôm châm biếm chỉ trích hành động này. Sự xuất hiện các
tác phẩm bằng chữ Nôm đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát
triển của văn học dân tộc. Vào cuối thế kỷ XIII, Hồ Quý Ly dịch Kinh Thi,
tác phẩm kinh điển của Khổng học ra chữ Nôm.
Thời đại Lý Trần cũng đã chứng kiến sự ra đời của các tác phẩm đầu tiên
viết về lịch sử. Dưới thời nhà Lý, Đỗ Thiện viết một cuốn lịch sử đất nước,
sách đã bị thất lạc nhưng đã được trích dẫn trong Việt điện u linh và Lĩnh
nam chích quái. Nhà Trần đã cho lập sử quán Trần Tân soạn cuốn Việt chí
làm nguồn cảm hứng cho nhà sử học lớn Lê Văn Hưu năm 1272, viết nên
tác phẩm Đại Việt sử ký gồm ba mươi chương, kể lại lịch sử của đất nước
từ thời Triệu Đà đến cuối đời nhà Lý.