VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 62

Sự ra đời của văn học dân tộc

Nước nhà độc lập, một nền văn học dân tộc hình thành và dần dần phát

triển. Văn học dân gian truyền miệng bằng ngôn ngữ dân tộc tiếp tục ngày
thêm phong phú. Tuy nhiên khó mà xác định được năm tháng ra đời của
những tác phẩm, những bài hát, những chuyện kể được truyền từ đời này
sang đời khác. Cùng với thế kỷ thứ X, xuất hiện nền văn học bác học, viết
bằng tiếng Hán cổ điển, ngôn ngữ chung của khu vực Đông Á sử dụng lối
chữ tượng hình của Trung Quốc. Nhưng dần dần người ta cảm thấy cần
phải có một thứ chữ để viết bằng tiếng Việt Nam: chữ Nôm phát sinh từ
cách viết chữ Hán đã được tạo ra. Người ta không nắm chắc lối chữ này đã
được hoàn thiện vào lúc nào, nhưng những tác phẩm văn Nôm đầu tiên đã
xuất hiện ở thế kỷ XIV.

Những tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Hán cổ điển thường là những

văn bản về đạo Phật hoặc giảng giải về học thuyết hoặc diễn đạt những tình
cảm của các nhà sư trước các sự kiện. Thí dụ bài thơ của sư Vạn Hạnh mất
năm 1018:

Người đời như bóng chớp, có rồi lại không
Như cây cối, mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo

Mặc cho vận đời, dù thịnh hay suy, đừng sợ hãi
Vì thịnh suy cũng mong manh như giọt sương đầu ngọn cỏ
Sư Viên Chiếu(998 - 1090) là một người làm thơ hay, như hai câu thơ

dưới đây:

Xuyên rặng trúc, còi theo gió tới
Vượt bờ tường, núi đội trăng sang
Vương quốc được củng cố, nguồn cảm hứng Phật giáo về tính chất phù

du của tạo vật nhường chỗ cho sự suy tưởng về thiên nhiên, thế rồi cùng
với những cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc chủ nghĩa yêu nước ùa vào các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.