Nhà nho Lê Quát than thở:
“Việc hợp phúc của nhà Phật... rung động lòng người làm sao mà được
sâu và vững thế? Từ trên vương công, dưới đến thứ dân, phàm làm việc
Phật tuy hết sạch cả của cải, cũng không tiếc gì. Ngày nay phó gửi cho
chùa tháp thì to nhỏ vui vẻ như cầm tờ chứng khoán để đuợc sự báo đáp
cho ngày mai. Cho nên từ kinh thành ở trong, châu phủ bên ngoài, hang
cùng ngõ hẻm, không ra lệnh mà đi theo, không thề nguyền mà đi theo, chỗ
nào có nhà người ở ắt có chùa, Phật phế rồi lại hưng, hư rồi lại sửa,
chuông chống lâu đài dường như nửa dân cư”.
Trương Hán Siêu đả kích trực diện các nhà sư:
“Những tên lừa gạt đã mất hết mọi ý niệm về đạo khổ hạnh của nhà Phật
chỉ tìm cách chiếm đoạt những vườn hoa đẹp, xây dựng cho mình những
gác tía lầu son, tập hợp quanh mình chúng một lũ lĩ gia nhân đông vô kể.
Người ta đua nhau thí phát làng sư kê cả hàng nghìn để được ăn mà không
phải làm, được mặc mà không phải dệt vải. Chúng lừa gạt nhân dân, làm
suy đồi đạo đúc, hoang phí của cải, chúng lan tràn khắp nơi, kéo theo một
đám đông tín đồ, nhưng có được mấy ai trong đám này mà không phải là
những tên kẻ cướp thực sự”
Tuy nhiên còn phải mất nhiều thế kỷ nữa thì đạo Phật mới bị loại ra khỏi
đời sống cộng đồng, ít ra là khỏi lĩnh vực công quyền, để nhường chỗ cho
duy nhất một mình Nho giáo. Các vua Trần vẫn còn đặt ra các khoa thi
''Tam giáo'', ''Phật giáo'', ''Khổng giáo'' và ''Đạo giáo''. Ở Việt Nam chưa hề
bao giờ có chiến tranh tôn giáo. Bắt đầu từ thế kỷ XIV, đạo Khổng rốt cuộc
đã giành được vị trí hàng đầu.