VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 68

trổ, tượng, mô-tip rất hay gặp là những con cá sấu với chiếc đầu ngỏng lên,
cặp mắt lồi to như đang nhìn sang phải sang trái, những lỗ mũi như đang
phập phồng, thân sấu uốn lượn mềm mại và con vật trên những đôi chân
rướn thẳng như đang sẵn sàng chồm tới. Có những tượng sư tử bằng gốm
có tính cách điệu hóa cao.

Những khai quật năm 1965, trên địa điểm chùa Chương Sơn được xây

dựng năm 1105, đã phát hiện những hình chim mang thân người giữa nhiều
mô-tip khác đặc biệt là các mô-tip bông hoa cúc, chim phượng hoàng và
nhất là rồng thường được thấy trong những công trình thuộc thời kỳ đó.
Rồng thì hầu như trong tất cả các công trình xây dựng đều có, một con vật
huyền thoại nhưng hình ảnh được khắc sâu trong truyền thống dân tộc.
Theo truyền thuyết, người Việt Nam là con của rồng và một khi nền quân
chủ được thiết lập, rồng trở thành biểu tượng của nhà vua. Rồng đã xuất
hiện ở Trung Quốc từ đời Hán mang đậm dấu ấn nghi thức tôn giáo, chi tiết
chân rồng, vuốt rồng, vẩy rồng, bờm rồng đều tạc rất rõ nét, con vật uốn
lượn giữa những đám mây được cách điệu hóa, tất cả trông như cứng đọng
lại nhằm tạo nên một ấn tượng uy nghi, thậm chí như muốn bắt người ta
phải sợ. Rồng trong các công trình của triều đại nhà Lý tự nhiên hơn, ta còn
thấy rõ hình dáng con rắn mà từ đó nó đã thoát thai, thân hình uốn khúc
mềm mại, đuôi mút nhọn, chẳng chút cầu kỳ, chân có móng gợi nghĩ đến
chân chim và bờm là bờm ngựa. Đầu rồng nhô, lỗ mũi rõ nét và trên đỉnh
đầu là hai đường xoắn hình chữ S, đặc điểm của những chiếc trống đồng
thời đại Đông Sơn. Đến đời Trần, cùng với quá trình nền quân chủ ngày
càng củng cố quyền lực của mình, con rồng mang tính nghi thức tôn giáo
hơn, cứng nhắc hơn. Người ta thấy rõ sự đối kháng giữa hai khuynh hướng,
một bên là khuynh hướng “tự nhiên” dân gian, coi hình tượng con rồng là
sự tổng hợp một số tín ngưỡng nào đó đã có từ rất xa xưa, và một bên là
khuynh hướng xưng vương, thậm chí xưng đế, con rồng trở thành biểu
tượng uy nghi, đầy đe dọa của nhà vua.

Nghệ thuật nặn tượng cũng phát triển theo hai hướng. Một mặt là tượng

những ông Phật ngồi trên tòa sen, đắm mình trong suy tư; những nếp gấp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.