VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 74

đặc biệt một hậu duệ của nhà Trần năm 1407, đã xưng vương ở Nghệ An
lấy tên là Gian Đinh. Cuối năm 1408, quân của Gian Đinh tiến về kinh đô,
trên đường tiến quân, đội ngũ càng có thêm đông đảo người hăng hái gia
nhập. Gian Đinh đánh bại quân Minh ở Bô Cơ(tỉnh Nam Định) nhưng rồi
những bất hòa nội bộ xảy ra làm yếu lực lượng kháng chiến. Vì Gian Đinh
giết chết hai viên tướng giỏi nhất của mình là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh
Chân, năm 1409, các con trai và bộ hạ của hai người này bỏ theo về với
một vị hoàng thân khác cũng thuộc dòng dõi nhà Trần là Trần Quý Khoáng.
Xuất phát từ Hà Tĩnh phong trào lan dần đến các tỉnh khác.

Nhưng trong lúc đó, nhà Minh đã gửi sang 47.000 viện binh, nhờ đó

Trương Phụ có thể phản công thắng lợi và dồn nghĩa quân về Nghệ An.
Năm 1410, nhân cơ hội xung đột giữa triều đình Bắc Kinh với người Mông
Cổ, Quý Khoáng chiếm lại được tỉnh Thanh Hóa nhưng chỉ sang năm 1411,
quân Minh sau khi đánh bại người Mông Cổ, đã phản công trở lại và đến
năm 1413, chúng đẩy lùi quân khởi nghĩa xuống tận các tỉnh phía nam. Đầu
năm 1411, các lãnh tụ của nghĩa quân đều bị rơi vào tay giặc. Các hoàng
thân và giới quý tộc nhà Trần đã tỏ ra bật lực không thể lãnh đạo có hiệu
quả cuộc kháng chiến của dân tộc. Sứ mệnh chuyển về tay một người
thường dân là Lê Lợi, ông đã đưa cuộc kháng chiến đó đến thành công.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.