VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU - Trang 138

3 6 Xui trong dạ tôi bôn ba,
4 4 Phút đâu tới nhà
8) Nam bình hoặc Nam bằng có ba khổ, ba vần. Thí dụ:
Tình ly biệt
1 11 Ôi! Tan hợp xiết bao, tháng ngày đợi chờ non nước.
2 4 Ngàn dặm chơi vơi,
3 6 Mấy lời, nào dễ sai lời
4 7 Ai ơi ! chớ đem dạ đổi dời
5 7 (Ưng tình ưa ý), ý ưng tình thêm càng ưa ý.
6 5 Thiệt là đặng mấy người
7 3 Lại sai lời
1 9 Tương tri cho đá vàng, thêm lại yêu vì
2 6 Nhớ khi cuộc rượu, câu thi
4 8 Thêm càng thương tiếc, phong lưu ai bì.
1 11 Nặng vì tình, tình đôi ta, duyên trao nợ rằng ai.
2 4 Buộc lại người sinh
3 4 Lời hẹn ba sinh
4 4 Vấn vương tơ tình.
Thể cách các lối ca Huế.- Đại khái thể cách các lối ca Huế như sau:
A) số câu và số nhịp.- Số câu trong bài không nhất định. Mỗi bài chia làm nhiều
khổ, mỗi khổ tự hai đến chín câu, mỗi nhịp mỗi đổi vần.
B) Số chữ trong câu.- Số chữ trong câu không nhất định ngặn tự ba chữ, dài đến
11 , 12 chữ. Mỗi câu chia làm hai, ba đoạn hiệp với cung bậc của bài đàn.
C) Cách gieo vần .- Các câu trong một nhịp hiệp theo một vần. Vần bao giờ
cũng gieo cuối câu. Thường thì mỗi câu mỗi gieo vần, thỉnh thoảng có câu
không gieo vần, thứ nhát khi nào chữ cuối câu ấy khác thanh với chữ cuối các
câu kia.
Vần thường dùng vần bằng, gián hoặc dùng vần trắc.

2. Hát bội
Các lối kịch của ta.- Văn kịch của ta chia làm hai lối: một là hát bội hoặc tuồng;
hai là chèo.
1) Hát bội hoặc tuồng.- Chữ tuồng có người cho là bởi chữ tượng mà ra. Tượng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.