nghĩa là hình trạng hiển hiện ra. Vậy tuồng là hình dung, dáng dập cử chỉ của
người đời xưa. Lối tuồng thường diễn những sự tích oanh liệt hoặc sầu thảm, lời
lẽ trang nghiêm, hùng hồn để làm cho người xem cảm động.
2) Chèo.- Chữ chèo có người cho là do chữ trào mà ra. Trào nghĩa là giễu cợt.
Lối chèo thường diễn những sự việc vui cười, những tật rởm thói xấu của người
đời, lời văn có nhiều giọng khôi hài, bông lơn để người xem buồn cười.
Cách kết cấu một bản tuồng của ta.-
A) Lối tuồng của ta không theo phép tam nhất trí (tam: ba; nhất trí: thu về một
mối) như lối bi kịch của người PHáp. Nhiều khi một bản tuồng diễn những việc
xảy ra ở nhiều nơi và trong một thời gian khá lâu (có khi một vai tuồng khi ra
trò còn trẻ tuổi mà khi tan trò đã là người già); các tình tiết trong bản tuồng cũng
phiền phức, chứ không tập trung vào một việc chính để đi tới kết cục.
B) Cách dàn xếp cũng không tách bạch ra từng hồi, từng cảnh như lối bi kịch
Pháp. Vì cách bài trí trên sân khấu rất sơ sài (có khi diễn cả một bản tuồng chỉ
dùng một cách bày trí) nên một bản tuồng chỉ chia ra làm hồi, chứ không chia ra
làm cảnh. Gần đây các nhà soạn tuồng mới theo phép dàn xếp các bi kịch Pháp
mà chia các hồi ra làm nhiều cảnh rõ ràng.
Các thể văn trong lối tuồng.- Trong lối tuồng, dùng ba thể văn:
1) Thế nói lối dùng để viết các câu nói chuyên, kể việc, thể này là thể văn hay
dùng đến nhất trong lối tuồng.
2) Các thể văn vần, hoặc của ta như song thất lục bát (tức là hát Nam), hoặc của
Tàu như thơ, phú (tức là hát Bắc).
3) Thể văn xuôi dùng để đặt những câu đệm lót thêm vào những câu viết theo
hai thể trên cho rõ ý.
Các thể văn vần ta đã biết rồi, nay phải xét về cách thức thể nói lối.
Nói lối.-
A) định nghĩa. Nói lối là những câu nói có cách, có lối, có vần.
B) cách đặt câu.-Những câu nói lối tự 4 chữ đến 8 chữ đặt thành hai vế đi song
đôi nhau; hoặc đối, hoặc không đối, cứ chữ cuối vế dưới vần với chữ cuối hoặc
một chữ lưng chừng của vế trên câu tiếp theo sau. Về luật bằng trắc thì chữ cuối
vế trên phải đối thanh với chữ cuối vế dưới (nghĩa là bằng đối với trắc, trắc đối
với bằng): mỗi vế chia làm nhiều đoạn con thì cứ mỗi chữ cuối đoạn phải đổi
thanh, nghĩa là nếu chữ cuối đoạn thứ nhất là bằng thì chữ cuối đoạn thứ nhì