phải là trắc, v.v. Thí dụ.
Vế trên: Bên tường (b) thông hơi gió (t);
- dưới: Trước mặt (t) nức mùi hương(b)
Vế trên: Hay là (b) tuệ nhãn (t) dao quang (b)
- dưới : Lân mẫu (t) ngu tình (b) sở nguyện (t)
Vế trên : (Âu là ) đầu rút trâm (b), tay cổi xuyến (t)
- dưới : Chân thay dép (t), gót đôổ hài (b)
Vế trên: Bây giờ (b) vui rặng đá (t) đồi cây (b)
- dưới: Chẳng còn tưởng (t) lầu son (b) gác tía (t)
(Sơn hậu)
Lời chú.- Thể “nói lối” không những dùng trong văn tuồng, lại còn dùng để đặt
nhiều câu tục ngữ, nhiều bài ca dao và những bài vè (một thể văn vần có 1 tính
cách trào phúng để chế giễu một nhân vật hoặc một thói rởm nết hư nào).
Thí dụ:
a) Mấy câu tục ngữ đặt theo thể nói lối:
Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục,
Rắn già rắn lột, người gia người chột.
Ăn cây nào, rào cây ấy.
Biết sự trời mười đời chẳng khó.
Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ.
Đi học thầy đánh, đi gánh đau vai, nằm dài nhịn đói.
b) Một bài ca dao đặt theo thể nói lối:
Con công hay múa’
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xoè cánh ra
Nó đỗ ành đa
Nó kêu ríu rít;
Nó đỗ cành mít
Nó kêu vịt chè
Nó đỗ cành tre
Nó kêu bè muống
Nó đỗ dưới ruộng