A) Các bài hát của trẻ con (đồng dao). Thí dụ bài “Thằng Bờm (xem phần thư
hai, bài số 2)
B) Các bài hát ru trẻ. Thí dụ: Bài “Bao giờ cho đến tháng ba ..” (Xem phần thứ
hai, bài số 3) .
Trong các bài về hai loại trên nầy, có nhiều bài xét toàn thiên không có ý nghĩa
gì, chỉ là một mớ chữ sắp thành câu có vần và cũng khiến cho trẻ con thuộc
được ít nhiêù danh từ về các vật thường dùng.
Thí dụ:
Ông giẳng ông giăng
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có ván cơm xôi
Có nồi cơm nếp
Có nệp bánh chưng,
Có lưng hũ rượu,
Có chiếu bám đu,
Thằng cu xí xoá,
Bắt trai bỏ giỏ,
Cái đỏ ẳm em,
Đi xem đánh cá
Có ra vo gạo,
Có gào múc nước
Có lược chải đâù
Có trâu cày ruộng.
Có muống thả ao,
Ông sao trên trời. ..
C) Các bài hát của con nhà nghề. Các người lao động, những lúc làm ăn vất vả,
cất tiếng hát một vài câu thì dễ quên nỗi mệt nhọc và được vui vẻ mà làm ăn.
Bởi thế, những người cày ruộng, cấy mạ, gặt lúa, hái dâu thường một đôi khi
nghêu ngao những câu hát. Lại có nhiêù việc như chèo thuyền, đẩy xe, kéo gỗ,
có nhiều người cùng làm với nhau cần phải mượn câu hát để lấy nhịp mà cùng
làm cho đều tay. Vì vậy, nên có những bài hát của con nhà nghề. Thí dụ:
1/ Bài hát của người thợ cấy: