VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU - Trang 15

Mai anh học xa.
Anh lấy em từ thuở mười ba,
Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son.
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
Cách kết cấu:
a) Theo cách kết cấu (kết: tết lại; cấu: gày thành) nghĩa là cách sắp đặt các ý tứ
cho thành một bài văn, thì ca dao chia làm ba thể:
1/Thế phú: phú nghĩa là phô bày, mô tả; trong thể nầy, muốn nói về người nào,
việc nào thì nói thẳng ngay về người ấy, việc ấy. Thí dụ:
Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
Hoặc:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô.
2/ Thể tỉ: tỉ nghĩa là ví, so sánh; trong thể này, muốn nói gì, không nói thẳng ra,
lại mượn một sự vật ở ngoài làm tỉ ngữ để người nghe ngẫm nghĩ mà hiểu lấy
cái ý ngụ ở trong.
Thí dụ:
Bài “Tò vò mà nuôi con dện: đã dẫn ở trên.
Hoặc :
Bầu ơi ! thương lâý bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
3/ Thể hứng: hứng là nổi lên, đây nói về tình của người ta nhân cảm xúc vì vật
ngoài mà phát ra. Trong thể nầy, trước tả một vật gì làm câu khai mào, rồi mượn
đấy mà tiếp tục xuống ý mình muốn nói.
Thí dụ: Bài “quả cau nho nhỏ” đã dẫn ở trên.
Hoặc:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.