VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU - Trang 13

Câu ví: Trong số các thành ngữ của ta, có rất nhiều câu dùng để so sánh hai sự
vật với nhau, thứ nhất là một ý nghĩ ở trong trí với một vật, hoặc một cảnh
tượng ở ngoài: những câu ấy tức là câu ví. Thí dụ: “đắng như bồ hòn”, “Trắng
như trứng gà bóc”, “Lào nhào như cháo với cơm”, “Nhởn nhơ như con đĩ đánh
bồng”, “Thẳng như ruột ngựa, “”Nói như đóng đanh vào cột”, “trông như trông
mẹ về chợ."

2. Ca dao


Định nghĩa : Ca dao (ca: hát; dao: bài hát không có chương khúc) là những bài
hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình phong tục của người bình
dân. Bởi thế ca dao cũng gọi là phong dao (phong: phong tục) nữa. Ca dao cũng
như tục ngữ, không biết tác giả là ai ; chắc lúc ban đầu cũng do một người vì có
cảm xúc mà làm nên , rồi người sau nhớ lấy mà truyền tụng mãi đến bây giờ.
Thể văn: - Ca dao viết theo mấy thể văn nầy:
1) Thể lục bát chính thức (câu 6 câu 8 kế tiếp nhau, hoặc thể lục bát biến thức
(thỉnh thoảng có xem những câu dài hơn 6 hoặc 8 chữ). Thí dụ:
Thể lục bát chính thức:
Tò vò mà nuôi con dện (nhện)
Ngày sau nó lớn nó quến nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti:
“Dện ơi! Dện hỡi ! Mầy đi đàng nào?”
Thể lục bát biến thức:
Công anh đắp nấm, trồng chanh
Chẳng được ăn quả, vịn cành cho cam
Xin đừng ra dạ bắc nam
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề
Huống tam thu như bất kiến hề,
Đường kia, nỗi nọ như chia mối sầu
Chắc về đâu đã hẳn hơn đâu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.