VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU - Trang 11

a) Hoặc đặt lấy đối: một câu chia làm hai đoạn đối nhau.
Thí dụ: “Giơ cao đánh sẽ”- “No nên bụt, đói nên ma”.
b) Hoặc đặt không đối, chỉ cốt ý đúng lời gọn thôi.
Thí dụ: “Mật ngọt chết ruồi”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

2) Những câu có vần, rất nhiều.
Vần trong các câu tục ngữ thường là yêu vận (yêu:lưng) nghĩa là vần ở lưng
chừng câu, thỉnh thoảng mới có cước vận (cước: chân) nghĩa là vần ở cuối câu.
Thí dụ: “Ăn cây nào, rào cây ấy” , “Nói ngọt lọt đến xương” – “Khôn cho người
vái, dại cho người thương, dở dơ ương ương, tổ người ta ghét”.
Ý nghĩa các câu tục ngữ - tục ngữ của nước ta rất nhiều mà mỗi câu mỗi ý.
Tựu trung, ta cũng có thể chia làm mấy loại như sau:
1) Những câu thuộc về luân lý. Những câu nầy:
a) Hoặc dạy đạo làm người.
Thí dụ: “tốt danh hơn lành áo” – “Giấy rách giữ lấy lề”, “Sống đục sao bằng
thác trong”.
b) Hoặc cho ta biết những lý sự đương nhiên.
Thí dụ “Khôn sống, mống chết” , -“Mạnh được, yếu thua”.
Hoặc dạy khôn dạy ngoan.
Thí dụ “Ăn cổ đi trước, lội nước đi sau”, “gửi lời thì nói , gửi gói thì mở” – “Ăn
no nằm ngũ, chờ bàu chủ mà lo”.
Nền luân lý trong tục ngữ là một nền luân lý bình thường, tuy không có tính
cách cao siêu nhưng cũng đủ khiến cho người ta thành một người lương thiện và
không đến nỗi khờ dại để người khác khác lường gạt được.
2) Những câu thuộc về tâm lý người đời. Những câu nầy là tả thế thái nhân tình,
nhờ đó mà ta biết được tâm lý của người đời.
Thí dụ “Của người bồ tát, của mình lạt buộc”, “Vén tay áo xô, đốt nhà táng
giấy” ,”Yêu nên tốt, ghét nên xấu” , “Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì
quen”.
3) Những câu thuộc về phong tục, nhờ đó mà ta biết các tập tục, tín ngưỡng ở
nước ta.
Thí dụ: “Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp”, “Vô vọng bất thành
quan” , “ Cao nấm ấm mồ”, “Sống về mồ mả, không sống về cả bát cơm.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.