cũng như nước vốn chảy chỗ thấp; tính người ta không có người nào là chẳng
thiện, nước không có nước nào là chẳng chảy chỗ thấp. Nay nước kia đập mà
cho bắn lên, có thể khiến vọt qua tràn; ngăn mà cho đi ngược, có thể khiến tràn
đến núi; ấy há phải cái nguyên tính của nước thế đâu, vì cái thế nó bị đập, bị
ngăn thì nó mới thế vậy; người ta mà khá khiến làm điều bất thiện, vì cái tính nó
bị vật dục che lấp cũng như nước bị người đập hay ngăn đi vậy.
Mạnh tử (Thiên Cáo tử thượng, Chương 11) Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Đôn
Phục dịch. Mạnh tử uqốc văn giải thích (Trung Bắc tân văn Hà Nội xuất bản)
--
(7) Mạnh Ý tử : quan đại phu nước Lỗ, họ Trọng tôn, tên là Hà Kỵ.
(8) Phàn Trì: học trò 9ức Không, tên là Tu, Mạnh tôn: tức : Trọng Tôn.
(9) Mạnh Vũ Bá: con Mạnh Ý tử, tên là Trệ.
(10) Tử Du: học trò đứcKhông, họ Ngôn, tên là Yến.
(11) Tử Hạ: học trò đức Khổng, họ là Bốc, tên là Thương
(12) Cáo tử: người đồng thời với thâỳ Mạnh.
--
3. Ông vua phải lấy nhân nghĩa làm đầu
Thầy Mạnh yết kiến vua Huệ vương nước Lương. Vua hỏi: “cụ chẳng quản xa
xôi nghìn dặm mà đến đây, chừng cũng có thuật gì làm lợi cho nước tôi chẳng?”
Thầy Mạnh thưa: “Nhà vua hà tất phải nói đến lợi, chỉ nên nói nhân nghĩa mà
thôi. Nếu vua lên mà nói rằng làm thế nào có lợi cho nước ta, thời các quan Đại
phu cũng bắt chước mà nói rằng làm thế nào lợi cho nhà ta; kẻ trên người dưới
giao nhau tranh lợi, thời nước nguy mất! Rồì thì có cái kẻ giết vua nước vạn
thặng đó, tất là cái nhà thiên thặng; cái kẻ giết vua thiên thặng đó, tất là cái nhà
bách thặng. Khi xưa đấng tiên vương chia đất: trong phần vạn, quan Công
Khanh đã được phần thiên; trong hần thiên, quan Đại phu đã được phần bách;
được thế cũng đã nhiêù lắm rồi, nếu lại cho nghĩa là hoãn mà bỏ lại sau, cho lợi
là kíp mà xướng lên trước, thời cứ như cái lòng tham lợi ấy, không cướp được
của nhau, không biết thế nào là đủ. Chửa thấy kẻ có nhân mà bỏ cha mẹ mình
bao giờ; chửa thấy kẻ có nghĩa mà trễ nải việc vua mình bao giờ. Vua cũng chỉ
nên nói nhân nghĩa mà thôi, hà tất phải nói đến lợi. !”
Mạnh tử (Thiên Lương Huệ vương, thượng. Chương 1) Nguyễn Hữu Tiến và
Nguyễn Đôn Phục dịch (Sách đã kể trước).